Atradius: Doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị cho sự phát triển khi các chỉ báo cho thấy tương lai xán lạn

Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ vào năm ngoái, với tỷ lệ tăng trưởng GDP đạt 8,0%. Mặc dù tốc độ này đã giảm vào đầu năm nay, chủ yếu do sự chậm lại của nền kinh tế toàn cầu nhưng từ nửa cuối năm 2023, tình hình hứa hẹn sáng sủa hơn.

Hầu hết các dự báo đều đặt Việt Nam gần đỉnh của các dự đoán tăng trưởng GDP cho khu vực và cho rằng nước ta sẽ tiếp tục là một trong những thị trường mới nổi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại châu Á.

Từ góc độ doanh nghiệp, tiềm năng tăng trưởng này sẽ có ý nghĩa như thế nào? Các nhà phân tích của Atradius ước tính tốc độ tăng trưởng GDP thực tế sẽ đạt 4% trong năm nay và tăng lên 5,3% trong năm sau. Mặc dù dự báo này có vẻ khiêm tốn so với tỷ lệ tăng trưởng 8% của năm ngoái nhưng thực sự là dấu hiệu cho thấy về sức mạnh toàn cầu và chỉ đứng thứ hai ở châu Á sau Ấn Độ.

Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ danh tiếng của mình là trung tâm sản xuất chi phí thấp với một lực lượng lao động có trình độ giáo dục tốt. Điều này có nghĩa là nó có khả năng tiếp tục thu hút sự quan tâm của các tập đoàn đa quốc gia như một trung tâm sản xuất thay thế cho Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người trong vài năm tới cho thấy thị trường tiêu dùng trong nước của Việt Nam cũng sẽ mở rộng đáng kể vào cuối thập kỷ này.

Tiềm năng tăng trưởng này không còn nghi ngờ gì là một tin vui cho Việt Nam khi đất nước đang tiếp tục khẳng định mình là một trung tâm quan trọng của thế giới về du lịch, sản xuất, dịch vụ và thương mại. Bây giờ là thời điểm để các doanh nghiệp Việt Nam “gieo trồng cây trái”.

Đây cũng chính là thời điểm tốt mà các doanh nghiệp nên chú ý và quan tâm nhất đến chu kỳ thương mại. Giống như một người làm vườn chăm sóc những mầm xanh đang chuẩn bị phát triển nhưng còn dễ bị tổn thương, các doanh nghiệp cũng nên bảo vệ bản thân trong khi chuẩn bị để phát triển mạnh mẽ hơn.

Tăng trưởng kinh doanh thường thể hiện qua việc bán nhiều hơn cho các khách hàng hiện hữu hoặc đa dạng hóa để tăng cơ sở khách hàng. Cả hai đều có thể mang lại những rủi ro bổ sung. Doanh số tăng lên đối với một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng nhỏ có thể làm cho một doanh nghiệp trở nên dễ tổn thương. Chỉ cần một khách hàng phá sản hoặc không thanh toán một hóa đơn lớn cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của họ.

Mặc dù rủi ro này có thể được giảm thiểu bằng cách có một cơ sở khách hàng rộng hơn nhưng việc thu nạp khách hàng mới lại mang đến những rủi ro mới. Khách hàng mới có đủ mạnh để xứng đáng với các điều kiện thanh toán tín dụng? Yêu cầu thanh toán trước có thể đồng nghĩa với việc mất cơ hội trong một môi trường cạnh tranh không?

Những giai đoạn tăng trưởng có thể dẫn đến nhiều tình huống khó khăn cho doanh nghiệp và có thể là nguồn gây ra sự căng thẳng giữa các bộ phận bán hàng và quản lý tín dụng. Liệu nhóm quản lý tín dụng có thể nhanh chóng tiếp cận thông tin chuyên sâu và thực hiện kiểm tra đầy đủ về khách hàng tiềm năng để đảm bảo cho bộ phận bán hàng có thể an toàn ký hợp đồng?

Đây là một hành động cân bằng mà chúng tôi thấy được thảo luận tại các cuộc họp của ban giám đốc và cấp quản lý trên khắp đất nước, trong đó nhiều cuộc họp dựa trên khả năng tiếp cận thông tin kinh doanh chuyên sâu theo thời gian thực của chúng tôi ở các quốc gia và lĩnh vực công nghiệp trên khắp thế giới. Khả năng tiếp cận thông tin kinh doanh chuyên sâu là điểm giá trị gia tăng độc đáo của bảo hiểm tín dụng thương.

Với các loại bảo hiểm khác, một doanh nghiệp mua bảo hiểm để bảo vệ bản thân trong trường hợp xảy ra một thảm họa. Nếu thảm họa đó xảy ra, ví dụ như một vụ hỏa hoạn tại nhà máy, bảo hiểm sẽ chi trả tiền bồi thường. Nhưng trong thời gian từ khi mua bảo hiểm đến khi đệ đơn yêu cầu bồi thường, không có vai trò nào cho công ty bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm.

Với bảo hiểm tín dụng, sự yên tâm được cung cấp bởi lời hứa chi trả tiền bồi thường khi cần thiết chắc chắn là rất quan trọng, nó vẫn chỉ là một phần nhỏ của dịch vụ. Các công ty toàn cầu, như Atradius, thu thập thông tin về khả năng thanh toán của hơn 250 triệu doanh nghiệp trên toàn thế giới. Đây là thông tin chúng tôi chia sẻ với khách hàng và đối tác của chúng tôi, giúp họ đưa ra quyết định giao dịch kịp thời và có căn cứ.

Thực tế, điều này cho phép đội ngũ quản lý tín dụng và đội ngũ bán hàng làm việc sát cánh với nhau, nhanh chóng hành động để ký kết hợp đồng với những khách hàng hiện hữu đáng tin cậy và khách hàng tiềm năng có khả năng thanh toán tín dụng tốt, có thể hỗ trợ cho sự phát triển kinh doanh.

Đây là thời điểm tốt để các doanh nghiệp Việt Nam xem xét lại quy trình quản lý tín dụng và chuẩn bị cho sự phát triển. Nước ta được đặt ở vị trí đắc địa ở trung tâm của một số hiệp định thương mại tự do. Những thỏa thuận này hứa hẹn xây dựng các tuyến đường thương mại mạnh mẽ trên toàn châu Á (Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN, AFTA), châu Đại Dương (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, RCEP), châu Mỹ (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, CPTPP) và châu Âu (Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam).

Tương lai đang trông rất tích cực đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Đây là thời điểm để chuẩn bị và lập kế hoạch hành động nhằm tận dụng tiềm năng thương mại và hiện thực hóa sự phát triển. Và bảo hiểm tín dụng thương mại (bảo hiểm công nợ doanh nghiệp) là một công cụ cần thiết trong quá trình phát triển đó.

Vũ Thị Đức Hạnh, Giám đốc quốc gia, Công ty TNHH Dịch vụ Thông tin Atradius Việt Nam

Nguồn Saigon Times: https://thesaigontimes.vn/atradius-doanh-nghiep-viet-nam-chuan-bi-cho-su-phat-trien-khi-cac-chi-bao-cho-thay-tuong-lai-xan-lan/