Ba kỷ lục đáng nể được thiết lập bởi vũ khí Nga - Liên Xô

Những kỷ lục này không được đưa vào sách Guiness, nhưng vẫn được lưu danh bất tử trong lịch sử vũ khí, cũng như tên những người sáng tạo ra chúng.

Các nhà sản xuất vũ khí của Nga -Liên Xô, luôn nổi tiếng với việc tạo ra nhiều loại vũ khí hiệu quả và đáng tin cậy nhất trên thế giới. Một số vũ khí được tạo ra để “làm nguội những cái đầu nóng” của phương Tây; đồng thời giới thiệu tiềm năng kho vũ khí của nước Nga. Và sau đây là ba kỷ lục khó xô đổ của vũ khí Nga.

Các nhà sản xuất vũ khí của Nga -Liên Xô, luôn nổi tiếng với việc tạo ra nhiều loại vũ khí hiệu quả và đáng tin cậy nhất trên thế giới. Một số vũ khí được tạo ra để “làm nguội những cái đầu nóng” của phương Tây; đồng thời giới thiệu tiềm năng kho vũ khí của nước Nga. Và sau đây là ba kỷ lục khó xô đổ của vũ khí Nga.

Vụ nổ bom nguyên tử mạnh nhất: Ngày 30/10/1961, Liên Xô cho nổ quả bom khinh khí mạnh nhất thế giới có tên Sa hoàng (Tsar Bomba), với sức công phá khoảng 58 megaton (tương đương 58.000 tấn thuốc nổ TNT); mạnh hơn gần ba nghìn lần so với quả bom nguyên tử, mà Mỹ thả xuống Hiroshima năm 1945.

Vụ nổ bom nguyên tử mạnh nhất: Ngày 30/10/1961, Liên Xô cho nổ quả bom khinh khí mạnh nhất thế giới có tên Sa hoàng (Tsar Bomba), với sức công phá khoảng 58 megaton (tương đương 58.000 tấn thuốc nổ TNT); mạnh hơn gần ba nghìn lần so với quả bom nguyên tử, mà Mỹ thả xuống Hiroshima năm 1945.

Ngày nay, một vụ thử như vậy và hiệu ứng vụ nổ của nó chắc chắn gây sốc nhiều người; nhưng không giống như vụ ném bom xuống Hiroshima, không ai bị tổn hại bởi vụ nổ. Liên Xô coi vụ thử này là cần thiết, để thể hiện sức mạnh của mình với Mỹ, nhằm ngăn chặn các cuộc chiến tranh hạt nhân.

Ngày nay, một vụ thử như vậy và hiệu ứng vụ nổ của nó chắc chắn gây sốc nhiều người; nhưng không giống như vụ ném bom xuống Hiroshima, không ai bị tổn hại bởi vụ nổ. Liên Xô coi vụ thử này là cần thiết, để thể hiện sức mạnh của mình với Mỹ, nhằm ngăn chặn các cuộc chiến tranh hạt nhân.

Vụ nổ cho thấy khả năng của Liên Xô, trong việc tạo ra các vụ nổ hạt nhân mạnh nhất trên thế giới. Vụ thử đã dẫn đến việc ký kết Hiệp ước Cấm các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong khí quyển, trong không gian, bên ngoài và dưới nước; ngoại trừ những vụ được tiến hành dưới lòng đất.

Vụ nổ cho thấy khả năng của Liên Xô, trong việc tạo ra các vụ nổ hạt nhân mạnh nhất trên thế giới. Vụ thử đã dẫn đến việc ký kết Hiệp ước Cấm các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong khí quyển, trong không gian, bên ngoài và dưới nước; ngoại trừ những vụ được tiến hành dưới lòng đất.

Ban đầu, Liên Xô định thử bom Sa hoàng với sức công phá là 100 megaton (tương đương 100.000 tấn thuốc nổ TNT). Nhưng sau khi các chuyên gia tính toán tác động của một vụ nổ tới môi trường, họ đã quyết định thử nghiệm quả bom này với đương lượng nổ còn 58 megaton.

Ban đầu, Liên Xô định thử bom Sa hoàng với sức công phá là 100 megaton (tương đương 100.000 tấn thuốc nổ TNT). Nhưng sau khi các chuyên gia tính toán tác động của một vụ nổ tới môi trường, họ đã quyết định thử nghiệm quả bom này với đương lượng nổ còn 58 megaton.

Để tiến hành cuộc thử nghiệm bom Sa hoàng, các kỹ sư phải nâng cấp máy bay ném bom chiến lược hạng nặng Tu-95, vì quả bom hạt nhân thử nghiệm không thể lắp bên trong khoang bom của máy bay. Họ đã sản xuất một thiết bị đặc biệt, có thể giữ được quả bom bên dưới thân máy bay trong suốt chuyến bay.

Để tiến hành cuộc thử nghiệm bom Sa hoàng, các kỹ sư phải nâng cấp máy bay ném bom chiến lược hạng nặng Tu-95, vì quả bom hạt nhân thử nghiệm không thể lắp bên trong khoang bom của máy bay. Họ đã sản xuất một thiết bị đặc biệt, có thể giữ được quả bom bên dưới thân máy bay trong suốt chuyến bay.

Để đảm bảo an toàn cuộc thử nghiệm, các kỹ sư Liên Xô cũng phải giảm tốc độ rơi của quả bom, để máy bay có thể thoát ra khu vực an toàn và phi hành đoàn không bị ảnh hưởng bởi vụ nổ hạt nhân, bằng cách bổ sung thêm ba chiếc dù được chế tạo đặc biệt, giúp giảm tốc độ rơi của bom xuống 20-25 mét/ giây.

Để đảm bảo an toàn cuộc thử nghiệm, các kỹ sư Liên Xô cũng phải giảm tốc độ rơi của quả bom, để máy bay có thể thoát ra khu vực an toàn và phi hành đoàn không bị ảnh hưởng bởi vụ nổ hạt nhân, bằng cách bổ sung thêm ba chiếc dù được chế tạo đặc biệt, giúp giảm tốc độ rơi của bom xuống 20-25 mét/ giây.

Sau khi được thả từ chiếc máy bay Tu-95, bom Sa hoàng được kích nổ ở độ cao 3.700m so với mặt đất, phạm vi của vụ nổ có bán kính lên đến 35km. Phi hành đoàn Tu-95 mặc dù đã bay xa ra khỏi vùng nguy hiểm 45km vẫn có thể nhìn thấy đám mây hình nấm do bom Sa hoàng tạo ra, là một quả cầu lửa có bán kính 3,5km.

Sau khi được thả từ chiếc máy bay Tu-95, bom Sa hoàng được kích nổ ở độ cao 3.700m so với mặt đất, phạm vi của vụ nổ có bán kính lên đến 35km. Phi hành đoàn Tu-95 mặc dù đã bay xa ra khỏi vùng nguy hiểm 45km vẫn có thể nhìn thấy đám mây hình nấm do bom Sa hoàng tạo ra, là một quả cầu lửa có bán kính 3,5km.

Vụ nổ phi hạt nhân mạnh nhất: Hiện tại Quân đội Nga cũng sở hữu loại bom phi hạt nhân mạnh nhất thế giới có ký hiệu FOAB, được gọi một cách không chính thức là “Cha của tất cả các loại bom”; và đây cũng là câu trả lời với quả bom GBU-43/ B của Mỹ, được gọi không chính thức là “Mẹ của các loại bom”.

Vụ nổ phi hạt nhân mạnh nhất: Hiện tại Quân đội Nga cũng sở hữu loại bom phi hạt nhân mạnh nhất thế giới có ký hiệu FOAB, được gọi một cách không chính thức là “Cha của tất cả các loại bom”; và đây cũng là câu trả lời với quả bom GBU-43/ B của Mỹ, được gọi không chính thức là “Mẹ của các loại bom”.

Loại bom GBU-43/ B là loại bom phá, có sức công phá bằng 10 tấn thuốc nổ TNT và được người Mỹ sử dụng trong cuộc chiến ở Afghanistan vào tháng 4/2017, sau hàng chục năm chế tạo để trong kho, nhưng chưa có chỗ “thử nghiệm thực chiến”.

Loại bom GBU-43/ B là loại bom phá, có sức công phá bằng 10 tấn thuốc nổ TNT và được người Mỹ sử dụng trong cuộc chiến ở Afghanistan vào tháng 4/2017, sau hàng chục năm chế tạo để trong kho, nhưng chưa có chỗ “thử nghiệm thực chiến”.

Tên ban đầu loại của vũ khí Nga là “Bom tấn công nhiệt áp (TAB)”, nặng 7 tấn, có sức công phá tương đương 44 tấn thuốc nổ TNT. Cuộc thử nghiệm vũ khí này được tiến hành vào ngày 11/9/2007. Tuy nhiên, loại bom này của Nga chưa bao giờ được sử dụng trong các hoàn cảnh thực chiến.

Tên ban đầu loại của vũ khí Nga là “Bom tấn công nhiệt áp (TAB)”, nặng 7 tấn, có sức công phá tương đương 44 tấn thuốc nổ TNT. Cuộc thử nghiệm vũ khí này được tiến hành vào ngày 11/9/2007. Tuy nhiên, loại bom này của Nga chưa bao giờ được sử dụng trong các hoàn cảnh thực chiến.

Sức công phá quả bom phi hạt nhân của Nga, có thể so sánh với sức công phá của đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Nhưng không giống như các đầu đạn hạt nhân, nó không để lại đám mây phóng xạ, nhờ vào cái gọi là “nguyên lý nổ nhiệt áp”.

Sức công phá quả bom phi hạt nhân của Nga, có thể so sánh với sức công phá của đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Nhưng không giống như các đầu đạn hạt nhân, nó không để lại đám mây phóng xạ, nhờ vào cái gọi là “nguyên lý nổ nhiệt áp”.

Nguyên lý nổ nhiệt áp hoạt động theo kiểu phát tán hỗn hợp hóa chất đặc biệt, thành “đám mây” bao phủ mục tiêu; sau đó kích hoạt đám mây để tạo vụ nổ. Đám mây nhiên liệu bị kích nổ hay đốt cháy với tốc độ siêu nhanh sẽ làm không khí giãn nở đột ngột, tạo môi trường chân không ở tâm nổ.

Nguyên lý nổ nhiệt áp hoạt động theo kiểu phát tán hỗn hợp hóa chất đặc biệt, thành “đám mây” bao phủ mục tiêu; sau đó kích hoạt đám mây để tạo vụ nổ. Đám mây nhiên liệu bị kích nổ hay đốt cháy với tốc độ siêu nhanh sẽ làm không khí giãn nở đột ngột, tạo môi trường chân không ở tâm nổ.

Khi thời gian phát nổ đến, khí bên trong quả bom sẽ biến thành một hỗn hợp được kích nổ bằng ngòi nổ. Và do sự thay đổi áp suất này, tất cả các vật thể trong tâm chấn của vụ nổ sẽ phát nổ từ bên trong theo đúng nghĩa đen, có thể là người, công sự hoặc bất kỳ công trình phòng thủ nào khác.

Khi thời gian phát nổ đến, khí bên trong quả bom sẽ biến thành một hỗn hợp được kích nổ bằng ngòi nổ. Và do sự thay đổi áp suất này, tất cả các vật thể trong tâm chấn của vụ nổ sẽ phát nổ từ bên trong theo đúng nghĩa đen, có thể là người, công sự hoặc bất kỳ công trình phòng thủ nào khác.

Loại “Bom tấn công nhiệt áp (TAB)” chưa bao giờ được các lực lượng vũ trang Nga sử dụng; hiện được cất giữ trong các kho vũ khí và chỉ được sử dụng khi không thể sử dụng các vũ khí khác (trừ vũ khí hạt nhân).

Loại “Bom tấn công nhiệt áp (TAB)” chưa bao giờ được các lực lượng vũ trang Nga sử dụng; hiện được cất giữ trong các kho vũ khí và chỉ được sử dụng khi không thể sử dụng các vũ khí khác (trừ vũ khí hạt nhân).

Súng bắn tỉa xa nhất thế giới: Nhà sản xuất vũ khí Nga Lobaev Arms đang giữ kỷ lục chế tạo súng trường bắn tỉa xa nhất thế giới. Khẩu SVLK-14S của họ, giữ kỷ lục bắn chính xác ở cự ly 4.200 mét (xa hơn cả đường chân trời).

Súng bắn tỉa xa nhất thế giới: Nhà sản xuất vũ khí Nga Lobaev Arms đang giữ kỷ lục chế tạo súng trường bắn tỉa xa nhất thế giới. Khẩu SVLK-14S của họ, giữ kỷ lục bắn chính xác ở cự ly 4.200 mét (xa hơn cả đường chân trời).

Kỷ lục súng bắn tỉa bắn xa nhất, trước đó được thiết lập vào tháng 9/2017 bởi các xạ thủ người Mỹ, khi đã sử dụng súng trường “Chiến thuật tầm xa” của công ty HCR với cỡ đạn 9,5×77 (.375 CheyTac).

Kỷ lục súng bắn tỉa bắn xa nhất, trước đó được thiết lập vào tháng 9/2017 bởi các xạ thủ người Mỹ, khi đã sử dụng súng trường “Chiến thuật tầm xa” của công ty HCR với cỡ đạn 9,5×77 (.375 CheyTac).

Súng bắn tỉa SVLK-14S sử dụng loại đạn bắn tỉa mới của phương Tây 10,36×77mm (.408 CheyTac), với khối lượng đầu đạn lớn hơn và cho vận tốc cao hơn. SVLK-14S sử dụng nguyên lý của súng trường cổ điển, lên đạn bằng tay sau mỗi phát bắn. Để thân súng kết cấu bền vững hơn, súng không sử dụng hộp tiếp đạn.

Súng bắn tỉa SVLK-14S sử dụng loại đạn bắn tỉa mới của phương Tây 10,36×77mm (.408 CheyTac), với khối lượng đầu đạn lớn hơn và cho vận tốc cao hơn. SVLK-14S sử dụng nguyên lý của súng trường cổ điển, lên đạn bằng tay sau mỗi phát bắn. Để thân súng kết cấu bền vững hơn, súng không sử dụng hộp tiếp đạn.

Thân và báng súng SVLK-14S được làm từ sợi carbon, thực chất là hỗn hợp của nhựa, sợi thủy tinh và kevlar. Đó là một hợp chất siêu bền, được tạo ra để có thể chịu được độ giật của súng. Đạn của súng có thể xuyên qua một tấm kim loại dày 3cm ở cự ly dưới 300m; nếu ở cự ly 1.000m, đạn có thể xuyên qua lớp áo chống đạn được bảo vệ cấp độ III theo tiêu chuẩn của NATO. Nguồn ảnh: TheArchive.

Thân và báng súng SVLK-14S được làm từ sợi carbon, thực chất là hỗn hợp của nhựa, sợi thủy tinh và kevlar. Đó là một hợp chất siêu bền, được tạo ra để có thể chịu được độ giật của súng. Đạn của súng có thể xuyên qua một tấm kim loại dày 3cm ở cự ly dưới 300m; nếu ở cự ly 1.000m, đạn có thể xuyên qua lớp áo chống đạn được bảo vệ cấp độ III theo tiêu chuẩn của NATO. Nguồn ảnh: TheArchive.

Kinh hãi với sức mạnh kinh hoàng của quả bom Sa Hoàng được Liên Xô thử nghiệm. Nguồn: Simulator.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ba-ky-luc-dang-ne-duoc-thiet-lap-boi-vu-khi-nga-lien-xo-1614149.html