Bộ tộc kỳ quái với những 'bộ xương' di động, sống biệt lập giữa núi rừng

Sinh sống biệt lập với thế giới, Chimbu là một trong số ít những bộ tộc vẫn lưu giữ những nét văn hóa độc đáo của mình đặc biệt là tục vẽ xương người.

Chimbu là tên gọi chung các bộ lạc sống ở tỉnh Chimbu - Papua New Guinea. Họ sinh sống biệt lập trong rừng già - nơi cao hơn mực nước biển khoảng 2500m và giao tiếp với nhau bằng tiếng Kuman, một trong hơn 800 ngôn ngữ của đất nước này.

Từ xa xưa, tập tục vẽ xương trên cơ thể kết hợp với những điệu nhảy không tên của người Chimbu mang ý nghĩa bảo vệ bộ tộc và đe dọa kẻ thù tấn công.

Từ xa xưa, tập tục vẽ xương trên cơ thể kết hợp với những điệu nhảy không tên của người Chimbu mang ý nghĩa bảo vệ bộ tộc và đe dọa kẻ thù tấn công.

Vào lễ hội Mount Hagen hàng năm, cư dân nơi đây sẽ cùng nhau nhảy múa trong bộ dạng những bộ xương kỳ quái. Lễ hội này diễn ra trong sáu ngày và các bộ tộc ở vùng cao chia sẻ văn hóa và nghi lễ của họ với nhau. (Nguồn: Dailymail UK/Encyclopedia)

Vào lễ hội Mount Hagen hàng năm, cư dân nơi đây sẽ cùng nhau nhảy múa trong bộ dạng những bộ xương kỳ quái. Lễ hội này diễn ra trong sáu ngày và các bộ tộc ở vùng cao chia sẻ văn hóa và nghi lễ của họ với nhau. (Nguồn: Dailymail UK/Encyclopedia)

Người Chimbu phụ thuộc vào nông nghiệp. Khoai lang là cây trồng chính ở đây, chiếm khoảng 3/4 chế độ ăn của người dân địa phương. Các loại thực phẩm khác bao gồm đậu, các loại hạt và trái cây. Trồng cà phê cũng là nguồn thu nhập chính của nhiều người. (Nguồn: Dailymail UK/Encyclopedia)

Người Chimbu phụ thuộc vào nông nghiệp. Khoai lang là cây trồng chính ở đây, chiếm khoảng 3/4 chế độ ăn của người dân địa phương. Các loại thực phẩm khác bao gồm đậu, các loại hạt và trái cây. Trồng cà phê cũng là nguồn thu nhập chính của nhiều người. (Nguồn: Dailymail UK/Encyclopedia)

Người Chimbu không tiếp xúc với người phương Tây cho đến năm 1934, khi hai nhà thám hiểm người Australia là Michael Leahy và James Taylor vô tình gặp họ trong một chuyến khám phá. Chính phủ Australia sau đó có nhiều hành động để cố gắng tạo ảnh hưởng và giữ hòa bình trong khu vực. (Nguồn: Dailymail UK/Encyclopedia)

Người Chimbu không tiếp xúc với người phương Tây cho đến năm 1934, khi hai nhà thám hiểm người Australia là Michael Leahy và James Taylor vô tình gặp họ trong một chuyến khám phá. Chính phủ Australia sau đó có nhiều hành động để cố gắng tạo ảnh hưởng và giữ hòa bình trong khu vực. (Nguồn: Dailymail UK/Encyclopedia)

Người Chimbu vô cùng hiếu chiến và dễ dàng có thể đánh nhau tới chết mà không do dự, vì thế từ khi tiếp xúc với người Chimbu chính phủ đã dần dần thiết lập một hệ thống tư pháp nhằm hạn chế bạo lực ở khu vực này. (Nguồn: Dailymail UK/Encyclopedia)

Người Chimbu vô cùng hiếu chiến và dễ dàng có thể đánh nhau tới chết mà không do dự, vì thế từ khi tiếp xúc với người Chimbu chính phủ đã dần dần thiết lập một hệ thống tư pháp nhằm hạn chế bạo lực ở khu vực này. (Nguồn: Dailymail UK/Encyclopedia)

Ban đầu không có quá nhiều người Chimbu hưởng ứng do cảm thấy văn hóa tập tục sống của họ đang bị đe dọa, tuy nhiên số ca bạo lực ở đây những năm gần đây ngày càng giảm. Bức ảnh chụp được bởi một nhiếp ảnh gia địa phương khi tham gia lễ hội. (Nguồn: Dailymail UK/Encyclopedia)

Ban đầu không có quá nhiều người Chimbu hưởng ứng do cảm thấy văn hóa tập tục sống của họ đang bị đe dọa, tuy nhiên số ca bạo lực ở đây những năm gần đây ngày càng giảm. Bức ảnh chụp được bởi một nhiếp ảnh gia địa phương khi tham gia lễ hội. (Nguồn: Dailymail UK/Encyclopedia)

- Video: Chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp và hiếm về bộ lạc trên quần đảo Marquesas hoang sơ.

Theo Thế giới & Việt Nam

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/bo-toc-ky-quai-voi-nhung-bo-xuong-di-dong-song-biet-lap-giua-nui-rung/20231011085950920