Bước đi bất ngờ của Hải quân Nga nhắc NATO về điểm yếu của châu Âu

Hải quân Nga mới đây đã thực hiện một cuộc điều động bất ngờ, khiến nước Anh và cả châu Âu cảm thấy lo sợ.

Bước đi chưa từng có của hạm đội Hải quân Nga đã gây ra tình trạng báo động ở Anh. Nhận xét trên được đưa ra bởi ấn phẩm chuyên về hải quân có tên Covert Shores.

Bước đi chưa từng có của hạm đội Hải quân Nga đã gây ra tình trạng báo động ở Anh. Nhận xét trên được đưa ra bởi ấn phẩm chuyên về hải quân có tên Covert Shores.

Nhóm tàu của Hạm đội Phương Bắc của Hải quân Nga hiện đang từ Địa Trung Hải trở về căn cứ thường trú. Theo truyền thống, một chuyến đi như vậy sau khi vào Biển Celtic được thực hiện qua eo biển Manche, hoặc các con tàu đi dọc theo Đại Tây Dương, qua quần đảo Anh.

Nhóm tàu của Hạm đội Phương Bắc của Hải quân Nga hiện đang từ Địa Trung Hải trở về căn cứ thường trú. Theo truyền thống, một chuyến đi như vậy sau khi vào Biển Celtic được thực hiện qua eo biển Manche, hoặc các con tàu đi dọc theo Đại Tây Dương, qua quần đảo Anh.

Tuy nhiên lần này biên đội tàu chiến của Hải quân Nga dường như đã chọn một con đường khá bất ngờ, điều này đã gây ra tình trạng báo động đối với người Anh.

Tuy nhiên lần này biên đội tàu chiến của Hải quân Nga dường như đã chọn một con đường khá bất ngờ, điều này đã gây ra tình trạng báo động đối với người Anh.

Tổng biên tập của tạp chí Covert Shores - nhà nghiên cứu hải quân H.I. Sutton sua khi trích dẫn dữ liệu từ các dịch vụ theo dõi hàng hải đã thông báo rằng nhóm tàu chiến Nga đang hướng tới Biển Ireland, tức là nằm giữa các hòn đảo của Vương quốc Anh.

Tổng biên tập của tạp chí Covert Shores - nhà nghiên cứu hải quân H.I. Sutton sua khi trích dẫn dữ liệu từ các dịch vụ theo dõi hàng hải đã thông báo rằng nhóm tàu chiến Nga đang hướng tới Biển Ireland, tức là nằm giữa các hòn đảo của Vương quốc Anh.

Như chuyên gia Sutton viết, đó là “những con tàu được trang bị mạnh mẽ”, bao gồm: tàu tuần dương tên lửa Nguyên soái Ustinov thuộc Dự án 1164 Atlant và tàu chống ngầm cỡ lớn Phó đô đốc Kulakov thuộc Dự án 1155.

Như chuyên gia Sutton viết, đó là “những con tàu được trang bị mạnh mẽ”, bao gồm: tàu tuần dương tên lửa Nguyên soái Ustinov thuộc Dự án 1164 Atlant và tàu chống ngầm cỡ lớn Phó đô đốc Kulakov thuộc Dự án 1155.

Hai chiến hạm cỡ lớn nói trên của Hải quân Nga được đảm bảo hậu cần bởi tàu chở dầu Vyazma. Biên đội chiến hạm của Hạm đội Phương Bắc liên tục truyền vị trí của họ thông qua Hệ thống nhận dạng tự động (AIS).

Hai chiến hạm cỡ lớn nói trên của Hải quân Nga được đảm bảo hậu cần bởi tàu chở dầu Vyazma. Biên đội chiến hạm của Hạm đội Phương Bắc liên tục truyền vị trí của họ thông qua Hệ thống nhận dạng tự động (AIS).

Một cuộc điều động bất ngờ như vậy của Hải quân Nga đã gây ra cảnh báo ở Anh, đến mức Hải quân Hoàng gia Anh đã cử tàu khu trục Nữ hoàng (hay còn gọi là HMS Lancaster) trang bị tên lửa chống hạm Harpoon để do thám các tàu của Nga.

Một cuộc điều động bất ngờ như vậy của Hải quân Nga đã gây ra cảnh báo ở Anh, đến mức Hải quân Hoàng gia Anh đã cử tàu khu trục Nữ hoàng (hay còn gọi là HMS Lancaster) trang bị tên lửa chống hạm Harpoon để do thám các tàu của Nga.

Sự hồi hộp như vậy không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì tuyến đường mới chạy qua quân cảng Faslane - căn cứ chính của tàu ngầm Anh (một trong những yếu tố quan trọng của lực lượng răn đe hạt nhân của vương quốc Anh).

Sự hồi hộp như vậy không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì tuyến đường mới chạy qua quân cảng Faslane - căn cứ chính của tàu ngầm Anh (một trong những yếu tố quan trọng của lực lượng răn đe hạt nhân của vương quốc Anh).

Đáng chú ý là sự xuất hiện của các tàu chiến Nga ở Biển Ireland diễn ra trước khi tàu tuần dương tên lửa của Hải quân Mỹ đi qua eo biển Đài Loan đang trong tình trạng căng thẳng và một tuyên bố chống Nga khác của London được đưa ra.

Đáng chú ý là sự xuất hiện của các tàu chiến Nga ở Biển Ireland diễn ra trước khi tàu tuần dương tên lửa của Hải quân Mỹ đi qua eo biển Đài Loan đang trong tình trạng căng thẳng và một tuyên bố chống Nga khác của London được đưa ra.

Chuyên gia Sutton tin rằng bước đi này là một tín hiệu rõ ràng cho các thành viên NATO, cũng như kế hoạch hồi tháng Giêng của Hải quân Nga nhằm bố trí các cuộc tập trận tên lửa trong vùng đặc quyền kinh tế của Ireland.

Chuyên gia Sutton tin rằng bước đi này là một tín hiệu rõ ràng cho các thành viên NATO, cũng như kế hoạch hồi tháng Giêng của Hải quân Nga nhằm bố trí các cuộc tập trận tên lửa trong vùng đặc quyền kinh tế của Ireland.

“Nó cũng là một lời nhắc nhở đối với Ireland, quốc gia không phải là thành viên của NATO, về vị trí chiến lược của nước này theo quan điểm của Nga. Theo nhiều cách, Ireland là một điểm yếu ở rìa phía tây của châu Âu”, tác giả bài báo viết.

“Nó cũng là một lời nhắc nhở đối với Ireland, quốc gia không phải là thành viên của NATO, về vị trí chiến lược của nước này theo quan điểm của Nga. Theo nhiều cách, Ireland là một điểm yếu ở rìa phía tây của châu Âu”, tác giả bài báo viết.

Các tàu Hải quân Nga đã được nhìn thấy trong khu vực vào ngày 31/8. Sau sự xuất hiện của khu trục hạm HMS Lancaster, nhóm tàu này rẽ sang phía Tây Nam, tránh đụng độ với tàu chiến của Anh.

Các tàu Hải quân Nga đã được nhìn thấy trong khu vực vào ngày 31/8. Sau sự xuất hiện của khu trục hạm HMS Lancaster, nhóm tàu này rẽ sang phía Tây Nam, tránh đụng độ với tàu chiến của Anh.

Tuy nhiên, niềm vui của Hải quân Hoàng gia Anh rất ngắn ngủi. Hóa ra các tàu chiến Nga đã ra biển khơi để tiếp nhiên liệu, và giờ chúng lại đang ở ngay trước Ireland, điều này khiến giới truyền thông và Hải quân Anh hết sức lo lắng.

Tuy nhiên, niềm vui của Hải quân Hoàng gia Anh rất ngắn ngủi. Hóa ra các tàu chiến Nga đã ra biển khơi để tiếp nhiên liệu, và giờ chúng lại đang ở ngay trước Ireland, điều này khiến giới truyền thông và Hải quân Anh hết sức lo lắng.

Dự báo trong thời gian tới hạm đội Nga sẽ tăng cường hiện diện tại các địa điểm nhạy cảm của châu Âu, tương tự như cách họ dùng máy bay ném bom chiến lược gây sức ép với Mỹ ngoài khơi Alaska, đây là điều gây nhiều lo ngại cho giới quân sự.

Dự báo trong thời gian tới hạm đội Nga sẽ tăng cường hiện diện tại các địa điểm nhạy cảm của châu Âu, tương tự như cách họ dùng máy bay ném bom chiến lược gây sức ép với Mỹ ngoài khơi Alaska, đây là điều gây nhiều lo ngại cho giới quân sự.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/buoc-di-bat-ngo-cua-hai-quan-nga-nhac-nato-ve-diem-yeu-cua-chau-au-post515619.antd