Cựu sĩ quan Đức duy nhất bỏ mạng tại chiến trường Việt Nam

Từng là một sĩ quan quân đội Đức sống sót qua Thế chiến 2, tuy nhiên sau khi gia nhập quân đội Mỹ, Lauri Allan Törni phải bỏ mạng tại chiến trường Việt Nam.

Lauri Allan Törni (Larry Alan Thorne) (28/05/1919-18/10/1965) là một người lính từng phục vụ rất nhiều quân đội, đầu tiên là Quân đội Phần Lan, sau đó tới Waffen-SS của Đức trong Chiến tranh Thế giới và cuối cùng là Quân đội Mỹ. Lauri Törni sinh ra tại Viipuri, Phần Lan. Cha của ông là một thuyền trưởng.

Lauri Allan Törni (Larry Alan Thorne) (28/05/1919-18/10/1965) là một người lính từng phục vụ rất nhiều quân đội, đầu tiên là Quân đội Phần Lan, sau đó tới Waffen-SS của Đức trong Chiến tranh Thế giới và cuối cùng là Quân đội Mỹ. Lauri Törni sinh ra tại Viipuri, Phần Lan. Cha của ông là một thuyền trưởng.

Năm 1938, Lauri Törni nhập ngũ Quân đội Phần Lan và phục vụ tại Tiểu đoàn Bộ binh nhẹ 4 ở Kiviniemi. Trong cuộc Chiến tranh Mùa Đông, Lauri Törni tham gia chiến đấu chống quân Liên Xô tại Rautu. Đơn vị của Lauri Törni cũng đã bao vây và tiêu diệt một nhóm quân Liên Xô tại Lemetti, gần hồ Ladoga.

Năm 1938, Lauri Törni nhập ngũ Quân đội Phần Lan và phục vụ tại Tiểu đoàn Bộ binh nhẹ 4 ở Kiviniemi. Trong cuộc Chiến tranh Mùa Đông, Lauri Törni tham gia chiến đấu chống quân Liên Xô tại Rautu. Đơn vị của Lauri Törni cũng đã bao vây và tiêu diệt một nhóm quân Liên Xô tại Lemetti, gần hồ Ladoga.

Sau Chiến tranh Mùa Đông, do có thành tích chiến đấu tốt, Lauri Törni được cho đi học sĩ quan. Tới tháng 6/1941, Thiếu úy Lauri Törni được cử sang Wien để tham gia chương trình huấn luyện cùng với Waffen-SS trong vòng 7 tuần. Lauri Törni cũng được người Đức phong quân hàm Thiếu úy.

Sau Chiến tranh Mùa Đông, do có thành tích chiến đấu tốt, Lauri Törni được cho đi học sĩ quan. Tới tháng 6/1941, Thiếu úy Lauri Törni được cử sang Wien để tham gia chương trình huấn luyện cùng với Waffen-SS trong vòng 7 tuần. Lauri Törni cũng được người Đức phong quân hàm Thiếu úy.

Trong chiến tranh thế giới thứ 2, Lauri Törni chỉ huy một đơn vị biệt kích có tên gọi là Nhóm Törni với nhiệm vụ chính là thâm nhập vào hậu cứ Liên Xô, phá hoại các kho tảng, đầu mối giao thông, đồng thời thu thập thông tin tình báo.

Trong chiến tranh thế giới thứ 2, Lauri Törni chỉ huy một đơn vị biệt kích có tên gọi là Nhóm Törni với nhiệm vụ chính là thâm nhập vào hậu cứ Liên Xô, phá hoại các kho tảng, đầu mối giao thông, đồng thời thu thập thông tin tình báo.

Ngày 09/07/1944, Lauri Törni được trao Huân chương Thập tự Mannerheim. Phía Liên Xô cũng trao phần thưởng tương đương 300.000 Marks Phần Lan cho “cái đầu” của Lauri Törni.

Ngày 09/07/1944, Lauri Törni được trao Huân chương Thập tự Mannerheim. Phía Liên Xô cũng trao phần thưởng tương đương 300.000 Marks Phần Lan cho “cái đầu” của Lauri Törni.

Cuối tháng 7/1944, Đại úy Lauri Törni được giao chỉ huy một đại đội Trinh sát trong trận đánh Ilomansti. Tháng 8/1944, trận đánh kết thúc với chiến thắng của quân Phần Lan.

Cuối tháng 7/1944, Đại úy Lauri Törni được giao chỉ huy một đại đội Trinh sát trong trận đánh Ilomansti. Tháng 8/1944, trận đánh kết thúc với chiến thắng của quân Phần Lan.

Tháng 9/1944, Phần Lan kí với Liên Xô một hiệp định hòa bình. Phần Lan phải cắt đất cho Liên Xô; đồng thời phải chuyển phe, chống lại quân Đức. Tới tháng 11/1944, quân đội Phần Lan cho giải ngũ một số lượng lớn quân nhân, trong số đó có Lauri Törni.

Tháng 9/1944, Phần Lan kí với Liên Xô một hiệp định hòa bình. Phần Lan phải cắt đất cho Liên Xô; đồng thời phải chuyển phe, chống lại quân Đức. Tới tháng 11/1944, quân đội Phần Lan cho giải ngũ một số lượng lớn quân nhân, trong số đó có Lauri Törni.

Sau khi thất nghiệp, Lauri Törni tham gia một số hội nhóm thân Đức và tham gia huấn luyện một vài nhóm “kháng chiến” để đề phòng trường hợp Liên Xô chiếm đóng Phần Lan.

Sau khi thất nghiệp, Lauri Törni tham gia một số hội nhóm thân Đức và tham gia huấn luyện một vài nhóm “kháng chiến” để đề phòng trường hợp Liên Xô chiếm đóng Phần Lan.

Tháng 3/1945, Lauri Törni vượt biên sang Đức và gia nhập lực lượng Waffen-SS. Người Đức phong quân hàm Đại úy SS cho Lauri Törni. Lauri Törni tham gia phục vụ lực lượng Sonderkommando Nord và chiến đấu chống lại Hồng Quân tại Schwerin. Tới tháng 5/1945, Lauri Törni và các chiến hữu bỏ trốn sang phía Tây để đầu hàng quân Anh, tránh việc bị rơi vào tay Liên Xô.

Tháng 3/1945, Lauri Törni vượt biên sang Đức và gia nhập lực lượng Waffen-SS. Người Đức phong quân hàm Đại úy SS cho Lauri Törni. Lauri Törni tham gia phục vụ lực lượng Sonderkommando Nord và chiến đấu chống lại Hồng Quân tại Schwerin. Tới tháng 5/1945, Lauri Törni và các chiến hữu bỏ trốn sang phía Tây để đầu hàng quân Anh, tránh việc bị rơi vào tay Liên Xô.

Tháng 6/1945, Lauri Törni đào tẩu khỏi trại tù binh tại Lübeck và tìm đường vượt biên về Phần Lan. Tháng 4/1946, Lauri Törni bị Tòa án Phần Lan tuyên án 6 năm tù do tội phản quốc vì đã đầu quân cho Đức (từ tháng 8/1944 thì Phần Lan và Đức đã là kẻ thù trong chiến tranh Lapland).

Tháng 6/1945, Lauri Törni đào tẩu khỏi trại tù binh tại Lübeck và tìm đường vượt biên về Phần Lan. Tháng 4/1946, Lauri Törni bị Tòa án Phần Lan tuyên án 6 năm tù do tội phản quốc vì đã đầu quân cho Đức (từ tháng 8/1944 thì Phần Lan và Đức đã là kẻ thù trong chiến tranh Lapland).

Sau khi ra tù, Lauri Törni đến sống tại thành phố New York và được cộng đồng người Mỹ gốc Phần Lan ở Brooklyn giúp đỡ. Törni gia nhập Quân đội Mỹ vào năm 1954, và với sự hỗ trợ của những sĩ quan Mỹ gốc Phần Lan, Törni đã gia nhập Lực lượng đặc biệt của Quân đội Mỹ.

Sau khi ra tù, Lauri Törni đến sống tại thành phố New York và được cộng đồng người Mỹ gốc Phần Lan ở Brooklyn giúp đỡ. Törni gia nhập Quân đội Mỹ vào năm 1954, và với sự hỗ trợ của những sĩ quan Mỹ gốc Phần Lan, Törni đã gia nhập Lực lượng đặc biệt của Quân đội Mỹ.

Lauri Törni làm Hạ sĩ quan huấn luyện kĩ năng sinh tồn, trượt tuyết, leo núi, chiến tranh du kích và chống du kích cho Lực lượng Đặc biệt. Năm 1957, Lauri Törni chính thức được cấp quyền công dân Mỹ với tên Larry Thorne và thăng quân hàm sĩ quan. Từ năm 1958 tới 1962, Lauri Törni phục vụ tại Nhóm tác chiến số 10 Lực lượng Đặc biệt ở Bad Tölz, Tây Đức.

Lauri Törni làm Hạ sĩ quan huấn luyện kĩ năng sinh tồn, trượt tuyết, leo núi, chiến tranh du kích và chống du kích cho Lực lượng Đặc biệt. Năm 1957, Lauri Törni chính thức được cấp quyền công dân Mỹ với tên Larry Thorne và thăng quân hàm sĩ quan. Từ năm 1958 tới 1962, Lauri Törni phục vụ tại Nhóm tác chiến số 10 Lực lượng Đặc biệt ở Bad Tölz, Tây Đức.

Tháng 11/1963, Lauri Törni trong biên chế Nhóm tác chiến số 5 Lực lượng Đặc biệt đã được điều động tới chiến trường Việt Nam để hỗ trợ các lực lượng ngụy Sài Gòn. Törni được cử về Tổ đặc nhiệm A-734 và đóng quân tại Châu Lăng rồi sau đó là Tịnh Biên.

Tháng 11/1963, Lauri Törni trong biên chế Nhóm tác chiến số 5 Lực lượng Đặc biệt đã được điều động tới chiến trường Việt Nam để hỗ trợ các lực lượng ngụy Sài Gòn. Törni được cử về Tổ đặc nhiệm A-734 và đóng quân tại Châu Lăng rồi sau đó là Tịnh Biên.

Năm 1964, Quân Giải phóng tấn công một trại lính Phòng vệ Dân sự (CIDG) tại Tịnh Biên. Lauri Törni đã chỉ huy lực lượng trong trại thoát khỏi vòng vây quân giải phóng. Sau chiến tích này, Lauri Törni nhận được hai Huy chương Trái Tim Tím và Huy chương Ngôi Sao Đồng.

Năm 1964, Quân Giải phóng tấn công một trại lính Phòng vệ Dân sự (CIDG) tại Tịnh Biên. Lauri Törni đã chỉ huy lực lượng trong trại thoát khỏi vòng vây quân giải phóng. Sau chiến tích này, Lauri Törni nhận được hai Huy chương Trái Tim Tím và Huy chương Ngôi Sao Đồng.

Tháng 2/1965, Lauri Törni trở lại Việt Nam lần thứ 2. Lúc này, Đại úy Lauri Törni thuộc biên chế của Nhóm Nghiên cứu và Quan sát thuộc Bộ Chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam (MACV-SOG), thực hiện hoạt động điều phối các nhóm Biệt kích trên Đường mòn Hồ Chí Minh.

Tháng 2/1965, Lauri Törni trở lại Việt Nam lần thứ 2. Lúc này, Đại úy Lauri Törni thuộc biên chế của Nhóm Nghiên cứu và Quan sát thuộc Bộ Chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam (MACV-SOG), thực hiện hoạt động điều phối các nhóm Biệt kích trên Đường mòn Hồ Chí Minh.

Ngày 18/10/1965, Lauri Törni sử dụng trực thăng để giám sát các hoạt động bí mật nhằm tìm ra được các bãi tập kết, các đầu mối giao thông của Đoàn 559 trên tuyến Đường mòn Hồ Chí Minh. Trong quá trình hoạt động, trực thăng của Lauri Törni bị trúng đạn phòng không của ta và rơi xuống khu vực đồi núi tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Ngày 18/10/1965, Lauri Törni sử dụng trực thăng để giám sát các hoạt động bí mật nhằm tìm ra được các bãi tập kết, các đầu mối giao thông của Đoàn 559 trên tuyến Đường mòn Hồ Chí Minh. Trong quá trình hoạt động, trực thăng của Lauri Törni bị trúng đạn phòng không của ta và rơi xuống khu vực đồi núi tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Đội cứu hộ sau đó đã không thể xác định vị trí của vụ tai nạn. Mãi đến năm 1999, hài cốt của Lauri Törni được tìm thấy và sau một thời gian xác định nhân thân thì được đưa về Mỹ và chôn cất vào ngày 26/06/2003 tại nghĩa trang quốc gia Arlington. Nguồn ảnh: TheArchive.

Đội cứu hộ sau đó đã không thể xác định vị trí của vụ tai nạn. Mãi đến năm 1999, hài cốt của Lauri Törni được tìm thấy và sau một thời gian xác định nhân thân thì được đưa về Mỹ và chôn cất vào ngày 26/06/2003 tại nghĩa trang quốc gia Arlington. Nguồn ảnh: TheArchive.

Chiến tranh Việt Nam là nơi đầu tiên trực thăng được tham chiến với số lượng lớn và với nhiều chiến thuật đặc biệt. Nguồn: VietnamConflict.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/cuu-si-quan-duc-duy-nhat-bo-mang-tai-chien-truong-viet-nam-1616949.html