Đến Lâm Bình xem các cô gái xinh đẹp dệt thổ cẩm

Thổ cẩm là một trong những nét đẹp văn hóa của người vùng cao. Với Lâm Bình, bên cạnh sự đa dạng, phong phú về văn hóa của 12 dân tộc thì thổ cẩm đồng hành cùng họ theo suốt những năm tháng cuộc đời.

Theo phong tục của một số dân tộc sinh sống tại Lâm Bình trước khi đi lấy chồng con gái phải biết thêu dệt được những tấm thổ cẩm để làm quà cưới biếu cha mẹ, người thân bên nhà chồng.

Ngày nay, để phục vụ du lịch, ngoài các sản phẩm thổ cẩm truyền thống, đồng bào các dân tộc còn làm thêm các đồ lưu niệm như chăn, mũ, khăn quàng, túi… bằng thổ cẩm.

Đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao Lâm Bình (Tuyên Quang) từ bao đời nay vẫn luôn gìn giữ, bảo tồn nghề dệt trang phục truyền thống. Qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ các dân tộc Tày, Mông, Dao, Pà Thẻn… đã dệt nên những sắc màu thổ cẩm vô cùng độc đáo.

Đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao Lâm Bình (Tuyên Quang) từ bao đời nay vẫn luôn gìn giữ, bảo tồn nghề dệt trang phục truyền thống. Qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ các dân tộc Tày, Mông, Dao, Pà Thẻn… đã dệt nên những sắc màu thổ cẩm vô cùng độc đáo.

Trang phục truyền thống là một trong những di sản văn hóa, mang đậm nét đặc trưng của dân tộc Dao đỏ ở huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) cần được bảo tồn và phát huy.

Trang phục truyền thống là một trong những di sản văn hóa, mang đậm nét đặc trưng của dân tộc Dao đỏ ở huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) cần được bảo tồn và phát huy.

Từ sự tỉ mỉ, công phu trong thiết kế, có thể coi mỗi một tấm thổ cẩm do các nghệ nhân chế tác là một tác phẩm nghệ thuật.

Từ sự tỉ mỉ, công phu trong thiết kế, có thể coi mỗi một tấm thổ cẩm do các nghệ nhân chế tác là một tác phẩm nghệ thuật.

Ẩn sâu trong mỗi đường nét, hoa văn, màu sắc là những quan niệm về thế giới tự nhiên, xã hội. Các công đoạn làm ra tấm vải đều theo quy cách truyền thống, chất liệu hoàn toàn tự nhiên ngay cả màu nhuộm vải. Qua bàn tay khéo léo của những người phụ nữ đã tái hiện thành những họa tiết, hoa văn trên từng vuông vải.

Ẩn sâu trong mỗi đường nét, hoa văn, màu sắc là những quan niệm về thế giới tự nhiên, xã hội. Các công đoạn làm ra tấm vải đều theo quy cách truyền thống, chất liệu hoàn toàn tự nhiên ngay cả màu nhuộm vải. Qua bàn tay khéo léo của những người phụ nữ đã tái hiện thành những họa tiết, hoa văn trên từng vuông vải.

Giống như điệu then, tiếng đàn tính, thổ cẩm đồng hành cùng người Tày theo suốt những năm tháng cuộc đời.

Giống như điệu then, tiếng đàn tính, thổ cẩm đồng hành cùng người Tày theo suốt những năm tháng cuộc đời.

Để dệt được một sản phẩm phải trải qua rất nhiều công đoạn và mất một thời gian dài, có khi vài tháng mới hoàn thành.

Để dệt được một sản phẩm phải trải qua rất nhiều công đoạn và mất một thời gian dài, có khi vài tháng mới hoàn thành.

Nguyên liệu chính để dệt vải là bông. Bông sau khi thu hoạch về được nhặt sạch phơi khô. Múi bông sau khi tách, dùng cung bật bông rồi mới ép thành con để kéo sợi. Kéo sợi phải thật đều tay để sợi chỉ đều, đẹp, mịn.

Nguyên liệu chính để dệt vải là bông. Bông sau khi thu hoạch về được nhặt sạch phơi khô. Múi bông sau khi tách, dùng cung bật bông rồi mới ép thành con để kéo sợi. Kéo sợi phải thật đều tay để sợi chỉ đều, đẹp, mịn.

Sau công đoạn kéo sợi, người ta nấu cháo bằng gạo dẻo, khi nước cháo sền sệt thì cho sợi vào hồ để sợi được mềm mại. Các thiếu nữ Tày 13-14 tuổi đã bắt đầu có mảnh nương riêng của mình để trồng bông, được mẹ dạy se sợi, dệt vải, may quần áo, chăn màn dùng hằng ngày và chuẩn bị để đem theo lúc về nhà chồng.

Sau công đoạn kéo sợi, người ta nấu cháo bằng gạo dẻo, khi nước cháo sền sệt thì cho sợi vào hồ để sợi được mềm mại. Các thiếu nữ Tày 13-14 tuổi đã bắt đầu có mảnh nương riêng của mình để trồng bông, được mẹ dạy se sợi, dệt vải, may quần áo, chăn màn dùng hằng ngày và chuẩn bị để đem theo lúc về nhà chồng.

Nghệ nhân Phùng Thị Tâm, dân tộc Dao ở thôn Noong Cuồng, xã Phúc Sơn, Lâm Bình (Tuyên Quang) cho biết: "Để thêu được một bộ trang phục truyền thống hoàn chỉnh của phụ nữ Dao đỏ phải mất mấy tháng trời. Từ chiếc khăn đội đầu, áo, yếm đến dây thắt lưng… đều được thêu bởi những họa tiết, hoa văn mô phỏng hình cỏ cây, hoa lá, con vật gần gũi với cuộc sống của người dân như hình quả trám, hình cây thông, hình chữ thập... Có những hoa văn thêu rất khó, đó là những đường thêu vắt chéo, chồng nhau tạo nên những họa tiết hình cây cối, hoa lá… đòi hỏi phải là người có kỹ năng kinh nghiệm thêu thùa nhiều năm".

Nghệ nhân Phùng Thị Tâm, dân tộc Dao ở thôn Noong Cuồng, xã Phúc Sơn, Lâm Bình (Tuyên Quang) cho biết: "Để thêu được một bộ trang phục truyền thống hoàn chỉnh của phụ nữ Dao đỏ phải mất mấy tháng trời. Từ chiếc khăn đội đầu, áo, yếm đến dây thắt lưng… đều được thêu bởi những họa tiết, hoa văn mô phỏng hình cỏ cây, hoa lá, con vật gần gũi với cuộc sống của người dân như hình quả trám, hình cây thông, hình chữ thập... Có những hoa văn thêu rất khó, đó là những đường thêu vắt chéo, chồng nhau tạo nên những họa tiết hình cây cối, hoa lá… đòi hỏi phải là người có kỹ năng kinh nghiệm thêu thùa nhiều năm".

Với đồng bào Pà Thẻn, thổ cẩm có những nét rất riêng, có giá trị thẩm mỹ cao, được thể hiện bởi sự kết hợp nhiều màu sắc và những nét hoa văn độc đáo với sự trang trí bằng nhiều kiểu dáng khác nhau. Kết hợp với màu đỏ chủ đạo là những tấm vải trắng và đen, xen kẽ những đường hoa văn với các màu xanh, vàng... tạo nên bộ trang phục hài hòa.

Với đồng bào Pà Thẻn, thổ cẩm có những nét rất riêng, có giá trị thẩm mỹ cao, được thể hiện bởi sự kết hợp nhiều màu sắc và những nét hoa văn độc đáo với sự trang trí bằng nhiều kiểu dáng khác nhau. Kết hợp với màu đỏ chủ đạo là những tấm vải trắng và đen, xen kẽ những đường hoa văn với các màu xanh, vàng... tạo nên bộ trang phục hài hòa.

Ngày nay, sự phát triển kinh tế thị trường nghề trồng bông, dệt vải của đồng bào người Tày đã bị mai một, người dân chủ yếu mua vải dệt công nghiệp về dùng.

Ngày nay, sự phát triển kinh tế thị trường nghề trồng bông, dệt vải của đồng bào người Tày đã bị mai một, người dân chủ yếu mua vải dệt công nghiệp về dùng.

Tuy vậy, ở nhiều địa phương bằng sự nỗ lực của chính quyền và người dân trong công tác bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc đã khôi phục được nghề dệt thổ cẩm.

Tuy vậy, ở nhiều địa phương bằng sự nỗ lực của chính quyền và người dân trong công tác bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc đã khôi phục được nghề dệt thổ cẩm.

Việc bảo tồn và phát huy được nghề dệt thổ cẩm truyền thống không chỉ giữ gìn được giá trị văn hóa mà còn tạo điều kiện tích cực cho Lâm Bình phát triển du lịch cũng như tạo sinh kế bền vững và nâng cao thu nhập cho đồng bào.

Việc bảo tồn và phát huy được nghề dệt thổ cẩm truyền thống không chỉ giữ gìn được giá trị văn hóa mà còn tạo điều kiện tích cực cho Lâm Bình phát triển du lịch cũng như tạo sinh kế bền vững và nâng cao thu nhập cho đồng bào.

Tuấn Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn//den-lam-binh-xem-cac-co-gai-xinh-dep-det-tho-cam-169220625155613629.htm