Đoàn Chuyên gia UNESCO và hành trình trải nghiệm 'Dòng chảy sự sống nơi miền đất thiêng'

Trong 4 ngày (từ ngày 6 đến ngày 9/7/2024), Đoàn chuyên gia UNESCO đã tiến hành thẩm định, đánh giá thực địa tại 26/38 điểm trong 4 tuyến du lịch vùng Công viên địa chất Lạng Sơn tại các huyện: Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình và thành phố Lạng Sơn. Trong suốt hành trình thẩm định, các chuyên gia UNESCO đã được trải nghiệm văn hóa bản địa đặc sắc của mỗi điểm đến trong vùng Công viên địa chất, lắng nghe những người dân trong cộng đồng địa phương giới thiệu về giá trị cốt lõi văn hóa truyền thống, tập quán sinh hoạt, hướng dẫn tham quan trải nghiệm để có thẩm định đánh giá bước đầu về các giá trị di sản vùng Công viên địa chất Lạng Sơn.

Với chủ đề “Dòng chảy sự sống nơi miền đất thiêng”, các tuyến, điểm du lịch tại Công viên địa chất Lạng Sơn được hình thành trên nền tảng gắn kết các địa điểm tiêu biểu về lịch sử tiến hóa liên tục của sự sống và tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ và các di sản văn hóa đặc sắc và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Phóng viên Báo Lạng Sơn đã ghi lại một số hình ảnh của chuyến thẩm định thực địa quan trọng, ý nghĩa này.

Sáng ngày 6/7/2024, các chuyên gia UNESCO gồm: Tiến sĩ Kristin Rangnes, quốc tịch Na Uy và Giáo sư, tiến sĩ Tuncer Demir, quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ đã đến tỉnh Lạng Sơn bắt đầu chuyến thẩm định thực địa hồ sơ đề nghị công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thay mặt lãnh đạo tỉnh đã tiếp đón, chào mừng đoàn đến thẩm định tại Lạng Sơn.

Sáng ngày 6/7/2024, các chuyên gia UNESCO gồm: Tiến sĩ Kristin Rangnes, quốc tịch Na Uy và Giáo sư, tiến sĩ Tuncer Demir, quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ đã đến tỉnh Lạng Sơn bắt đầu chuyến thẩm định thực địa hồ sơ đề nghị công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thay mặt lãnh đạo tỉnh đã tiếp đón, chào mừng đoàn đến thẩm định tại Lạng Sơn.

Làng văn hóa Tày, xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn là một trong những điểm Đoàn chuyên gia đến thẩm định trong ngày đầu tiên tới Lạng Sơn. Đây là một làng văn hóa du lịch cộng đồng đặc sắc với hơn 400 ngôi nhà sàn mái lợp ngói âm dương, tất cả cùng tựa lưng vào dãy núi đá vôi, quay về hướng Nam, về phía cánh đồng lúa Bắc Sơn trù phú bên dòng suối trong xanh uốn lượn, tạo nên khung cảnh non nước hữu tình. Tại địa phương thường xuyên tổ chức lớp học hát then, đàn tính và học tiếng Tày cho thế hệ trẻ (Trong ảnh là Giáo sư, tiến sĩ Tuncer Demir chuyên gia mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO chụp ảnh lớp học Hát Then - Đàn tính tại xã Bắc Quỳnh)

Làng văn hóa Tày, xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn là một trong những điểm Đoàn chuyên gia đến thẩm định trong ngày đầu tiên tới Lạng Sơn. Đây là một làng văn hóa du lịch cộng đồng đặc sắc với hơn 400 ngôi nhà sàn mái lợp ngói âm dương, tất cả cùng tựa lưng vào dãy núi đá vôi, quay về hướng Nam, về phía cánh đồng lúa Bắc Sơn trù phú bên dòng suối trong xanh uốn lượn, tạo nên khung cảnh non nước hữu tình. Tại địa phương thường xuyên tổ chức lớp học hát then, đàn tính và học tiếng Tày cho thế hệ trẻ (Trong ảnh là Giáo sư, tiến sĩ Tuncer Demir chuyên gia mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO chụp ảnh lớp học Hát Then - Đàn tính tại xã Bắc Quỳnh)

Trong ngày đầu tiên Đoàn chuyên gia cũng đã đến thẩm định tại Làng ngói âm dương, xã Long Đống, huyện Bắc Sơn. Đây là làng nghề làm ngói thủ công truyền thống có từ lâu đời. Ngói âm dương là vật liệu truyền thống để lợp mái nhà sàn của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng. Ngói được làm từ đất sét mịn, dẻo, cách nhiệt tốt, nhà lợp ngói này đông ấm hè mát rất dễ chịu.

Trong ngày đầu tiên Đoàn chuyên gia cũng đã đến thẩm định tại Làng ngói âm dương, xã Long Đống, huyện Bắc Sơn. Đây là làng nghề làm ngói thủ công truyền thống có từ lâu đời. Ngói âm dương là vật liệu truyền thống để lợp mái nhà sàn của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng. Ngói được làm từ đất sét mịn, dẻo, cách nhiệt tốt, nhà lợp ngói này đông ấm hè mát rất dễ chịu.

Ngày 7/7, Đoàn chuyên gia UNESCO đến thẩm định Điểm 15: Hang Thẩm Khuyên - Thẩm Hai, dấu tích người tiền sử cổ nhất Việt Nam tại xã Tân Văn, huyện Bình Gia. Di tích là một kho tàng các kỳ quan khảo cổ và cổ sinh vật học. Đây từng là nơi định cư của con người từ khoảng 500.000 năm trước.

Ngày 7/7, Đoàn chuyên gia UNESCO đến thẩm định Điểm 15: Hang Thẩm Khuyên - Thẩm Hai, dấu tích người tiền sử cổ nhất Việt Nam tại xã Tân Văn, huyện Bình Gia. Di tích là một kho tàng các kỳ quan khảo cổ và cổ sinh vật học. Đây từng là nơi định cư của con người từ khoảng 500.000 năm trước.

Trong sáng cùng ngày 7/7, Đoàn Chuyên gia UNESCO trải nghiệm đi bè trên hồ nước tại Thung lũng thần tiên Đồng Lâm, xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng. Thung lũng Đồng Lâm có diện tích hơn 100ha nằm sâu trong Khối đá vôi Bắc Sơn, được bao bọc bởi thảm rừng nguyên sinh của khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên với hệ động, thực vật đặc hữu phong phú.

Trong sáng cùng ngày 7/7, Đoàn Chuyên gia UNESCO trải nghiệm đi bè trên hồ nước tại Thung lũng thần tiên Đồng Lâm, xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng. Thung lũng Đồng Lâm có diện tích hơn 100ha nằm sâu trong Khối đá vôi Bắc Sơn, được bao bọc bởi thảm rừng nguyên sinh của khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên với hệ động, thực vật đặc hữu phong phú.

Trong chuyến thẩm định lần này, các Chuyên gia UNESCO đã được tận mắt chứng kiến và trải nghiệm nghi lễ hầu đồng – một nghi lễ tiêu biểu của tín ngưỡng thờ Mẫu, tại đền Bắc Lệ - điểm số 1 của CVĐC Lạng Sơn.

Trong chuyến thẩm định lần này, các Chuyên gia UNESCO đã được tận mắt chứng kiến và trải nghiệm nghi lễ hầu đồng – một nghi lễ tiêu biểu của tín ngưỡng thờ Mẫu, tại đền Bắc Lệ - điểm số 1 của CVĐC Lạng Sơn.

Rời đền Bắc Lệ, Đoàn Chuyên gia UNESCO đến với điểm 6: Ải Chi Lăng, Nhà trưng bày Chiến thắng Chi Lăng (huyện Chi Lăng). Cửa ải với những chiến công hiển hách hàng nghìn năm. Ải Chi Lăng được ví như một bảo tàng lịch sử ngoài trời lớn với nhiều vết tích của hào, lũy, cửa ải, nền móng các công trình... Năm 1962, Ải Chi Lăng được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia, đến năm 2019 là Di tích quốc gia đặc biệt.

Rời đền Bắc Lệ, Đoàn Chuyên gia UNESCO đến với điểm 6: Ải Chi Lăng, Nhà trưng bày Chiến thắng Chi Lăng (huyện Chi Lăng). Cửa ải với những chiến công hiển hách hàng nghìn năm. Ải Chi Lăng được ví như một bảo tàng lịch sử ngoài trời lớn với nhiều vết tích của hào, lũy, cửa ải, nền móng các công trình... Năm 1962, Ải Chi Lăng được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia, đến năm 2019 là Di tích quốc gia đặc biệt.

Ngày 8/7, theo chương trình thẩm định, Đoàn Chuyên gia UNESCO đã đến một số điểm trong tuyến số 3: của CV ĐC Lạng Sơn “cuộc sống dân dã nơi trần thế” như đền Mẫu Đồng Đăng, cầu Khánh Khê (Cao Lộc); rừng hồi Xứ Lạng (Văn Quan)... Trong đó, tại điểm bãi đá nhảy - Điểm địa chất có nhiều tảng đá tự nhiên được sắp xếp như đang nhảy múa ở đỉnh đèo Lùng Pa, xã Điềm He, huyện Văn Quan, các Chuyên gia UNESCO đã được hòa mình vào các trò chơi dân gian của trẻ em dân tộc vùng CVĐC Lạng Sơn.

Ngày 8/7, theo chương trình thẩm định, Đoàn Chuyên gia UNESCO đã đến một số điểm trong tuyến số 3: của CV ĐC Lạng Sơn “cuộc sống dân dã nơi trần thế” như đền Mẫu Đồng Đăng, cầu Khánh Khê (Cao Lộc); rừng hồi Xứ Lạng (Văn Quan)... Trong đó, tại điểm bãi đá nhảy - Điểm địa chất có nhiều tảng đá tự nhiên được sắp xếp như đang nhảy múa ở đỉnh đèo Lùng Pa, xã Điềm He, huyện Văn Quan, các Chuyên gia UNESCO đã được hòa mình vào các trò chơi dân gian của trẻ em dân tộc vùng CVĐC Lạng Sơn.

Tại điểm đến số 11: Cầu Khánh Khê (xã Bình Trung, huyện Cao Lộc) các chuyên gia đã được nghe thuyết minh viên nhí người dân tộc Nùng giới thiệu về cảnh quan sông nước kỳ vĩ khi ngắm cảnh từ phía trên cầu. Nơi đây được quan Đốc trấn Ngô Thì Sĩ cảm tác cho khắc bài thơ lên vách đá ven sông từ năm 1779. Đáy sông lộ ra những hòn cuội tròn trịa đủ mọi kích cỡ, thành phần, nhất là những hòn cuội đá núi lửa, minh chứng cho một giai đoạn phun trào rầm rộ trên vùng đất này từ hơn 200 triệu năm trước.

Tại điểm đến số 11: Cầu Khánh Khê (xã Bình Trung, huyện Cao Lộc) các chuyên gia đã được nghe thuyết minh viên nhí người dân tộc Nùng giới thiệu về cảnh quan sông nước kỳ vĩ khi ngắm cảnh từ phía trên cầu. Nơi đây được quan Đốc trấn Ngô Thì Sĩ cảm tác cho khắc bài thơ lên vách đá ven sông từ năm 1779. Đáy sông lộ ra những hòn cuội tròn trịa đủ mọi kích cỡ, thành phần, nhất là những hòn cuội đá núi lửa, minh chứng cho một giai đoạn phun trào rầm rộ trên vùng đất này từ hơn 200 triệu năm trước.

Trong ngày 8/7 đoàn cũng đã tới thẩm định tại điểm 24: Làng nghề Cao Khô Vạn Linh (xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng). Nghề làm cao khô ở xã Vạn Linh đã có từ lâu đời, cách thức sản xuất cao khô vẫn nguyên như xưa: không sử dụng thêm phụ phẩm, hóa chất để thay đổi chất lượng sản phẩm. Cao khô được chế biến từ những hạt gạo địa phương, là món đặc sản của người dân nơi đây.

Trong ngày 8/7 đoàn cũng đã tới thẩm định tại điểm 24: Làng nghề Cao Khô Vạn Linh (xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng). Nghề làm cao khô ở xã Vạn Linh đã có từ lâu đời, cách thức sản xuất cao khô vẫn nguyên như xưa: không sử dụng thêm phụ phẩm, hóa chất để thay đổi chất lượng sản phẩm. Cao khô được chế biến từ những hạt gạo địa phương, là món đặc sản của người dân nơi đây.

Điểm 27: Hang gió (xã Mai Sao, huyện Chi Lăng) có vẻ đẹp hoang sơ kỳ thú với những nhũ đá tự nhiên có hình thù độc đáo, đây là điểm thẩm định cuối cùng trong ngày 8/7.

Điểm 27: Hang gió (xã Mai Sao, huyện Chi Lăng) có vẻ đẹp hoang sơ kỳ thú với những nhũ đá tự nhiên có hình thù độc đáo, đây là điểm thẩm định cuối cùng trong ngày 8/7.

Ngày 9/6 đoàn chuyên gia đã đến thẩm định tại Thác Bản Khiếng (huyện Lộc Bình), đoàn đã được nghe các thuyết minh viên người Dao giới thiệu về vẻ đẹp của thác và nghe kể những câu chuyện về nét đẹp văn hóa truyền thống, tập quán sinh hoạt của bà con dân tộc trên địa bàn.

Ngày 9/6 đoàn chuyên gia đã đến thẩm định tại Thác Bản Khiếng (huyện Lộc Bình), đoàn đã được nghe các thuyết minh viên người Dao giới thiệu về vẻ đẹp của thác và nghe kể những câu chuyện về nét đẹp văn hóa truyền thống, tập quán sinh hoạt của bà con dân tộc trên địa bàn.

Cùng ngày chuyên gia Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đến thẩm định Điểm 29: Chùa Tam Thanh (Thành phố Lạng Sơn). Ngôi chùa có điểm độc đáo nằm trong hang động của khối núi đá vôi đã hình thành từ hơn 300 triệu năm trước. Trên trần và thành hang còn lưu giữ được hệ thống bia ma nhai, trong đó có tấm bia cổ nhất được khắc vào năm 1677, đặc biệt là có tượng phật A Di Ðà được tạc thẳng vào vách đá trong tư thế đứng trong hình lá đề mang phong cách thời Lê - Mạc.

Cùng ngày chuyên gia Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đến thẩm định Điểm 29: Chùa Tam Thanh (Thành phố Lạng Sơn). Ngôi chùa có điểm độc đáo nằm trong hang động của khối núi đá vôi đã hình thành từ hơn 300 triệu năm trước. Trên trần và thành hang còn lưu giữ được hệ thống bia ma nhai, trong đó có tấm bia cổ nhất được khắc vào năm 1677, đặc biệt là có tượng phật A Di Ðà được tạc thẳng vào vách đá trong tư thế đứng trong hình lá đề mang phong cách thời Lê - Mạc.

Cũng trong ngày 9/7, Đoàn chuyên gia Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đến thẩm định Điểm 35: Thế giới hồ đầm Na Dương (huyện Lộc Bình), nơi phát hiện rất nhiều hóa thạch động thực vật sống trong môi trường nước hồ trũng thấp, là cả một kho tàng kỳ quan cổ sinh vật học từ khoảng 40 triệu năm trước, được nghiên cứu, công bố trên các tạo chí khoa học thế giới. Na Dương trở thành quê hương của nhiều loài sinh vật di cư ngược về phía Tây Bắc, đến tận nơi ngày nay gọi là Địa Trung Hải.

Cũng trong ngày 9/7, Đoàn chuyên gia Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đến thẩm định Điểm 35: Thế giới hồ đầm Na Dương (huyện Lộc Bình), nơi phát hiện rất nhiều hóa thạch động thực vật sống trong môi trường nước hồ trũng thấp, là cả một kho tàng kỳ quan cổ sinh vật học từ khoảng 40 triệu năm trước, được nghiên cứu, công bố trên các tạo chí khoa học thế giới. Na Dương trở thành quê hương của nhiều loài sinh vật di cư ngược về phía Tây Bắc, đến tận nơi ngày nay gọi là Địa Trung Hải.

Trong chuyến thẩm định lần này, bên cạnh các điểm tham quan, những di sản văn hóa độc đáo, có lẽ điều để lại ấn tượng tốt đẹp cho Đoàn Chuyên gia UNESCO đó là sự nồng hậu mến khách, nụ cười thân thiện của người dân trong vùng CVĐC, đặc biệt là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai tiếp nối phát triển CVĐC Lạng Sơn.

Trong chuyến thẩm định lần này, bên cạnh các điểm tham quan, những di sản văn hóa độc đáo, có lẽ điều để lại ấn tượng tốt đẹp cho Đoàn Chuyên gia UNESCO đó là sự nồng hậu mến khách, nụ cười thân thiện của người dân trong vùng CVĐC, đặc biệt là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai tiếp nối phát triển CVĐC Lạng Sơn.

Mỗi một điểm đến của Công viên địa chất là một câu chuyện độc đáo. Phát triển bền vững Công viên địa chất Lạng Sơn là một bước đột phá trong chiến lược phát triển của tỉnh Lạng Sơn. Chuyến thẩm định của các chuyên gia UNESCO đã thành công tốt đẹp, hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra, kết quả của thẩm định là tiền đề, cơ sở quan trọng để UNESCO xem xét, công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu.

Mỗi một điểm đến của Công viên địa chất là một câu chuyện độc đáo. Phát triển bền vững Công viên địa chất Lạng Sơn là một bước đột phá trong chiến lược phát triển của tỉnh Lạng Sơn. Chuyến thẩm định của các chuyên gia UNESCO đã thành công tốt đẹp, hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra, kết quả của thẩm định là tiền đề, cơ sở quan trọng để UNESCO xem xét, công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu.

TUYẾT MAI - HOÀNG HIẾU - KHÁNH CHI

Nguồn Lạng Sơn: https://baolangson.vn/doan-chuyen-gia-unesco-va-hanh-trinh-trai-nghiem-dong-chay-su-song-noi-mien-dat-thieng-5014762.html