Giải mã khẩu súng huyền thoại của quân đội Nhật trong Thế chiến 2

Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, quân đội Nhật Bản đã phát triển nhiều loại súng máy, tuy nhiên chất lượng của chúng bị đánh giá không cao.

Type 100 hay tên đầy đủ theo tiếng Nhật Bản là “Hyaku-shiki kikan-tanjū”, tạm dịch là súng máy Kiểu 100, đây là khẩu súng máy được quân đội Nhật Bản thiết kế và chế tạo trong Thế chiến 2 với số lượng khá hạn chế so với các dòng súng máy khác cùng thời, chỉ khoảng 30 ngàn khẩu.

Type 100 hay tên đầy đủ theo tiếng Nhật Bản là “Hyaku-shiki kikan-tanjū”, tạm dịch là súng máy Kiểu 100, đây là khẩu súng máy được quân đội Nhật Bản thiết kế và chế tạo trong Thế chiến 2 với số lượng khá hạn chế so với các dòng súng máy khác cùng thời, chỉ khoảng 30 ngàn khẩu.

Bởi vì học thuyết của quân đội Nhật giai đoạn đầu chiến tranh không ưu tiên dòng súng máy và hàng làm ra chỉ để thử nghiệm, mãi đến năm 1944 mới bắt đầu làm với số lượng lớn, nhưng lúc này lại là hàng kém chất lượng hơn do vào ngay đúng giai đoạn khó khăn nhất của quân đội Nhật về nguyên vật liệu.

Bởi vì học thuyết của quân đội Nhật giai đoạn đầu chiến tranh không ưu tiên dòng súng máy và hàng làm ra chỉ để thử nghiệm, mãi đến năm 1944 mới bắt đầu làm với số lượng lớn, nhưng lúc này lại là hàng kém chất lượng hơn do vào ngay đúng giai đoạn khó khăn nhất của quân đội Nhật về nguyên vật liệu.

Type 100 được làm dựa trên thiết kế của khẩu súng MP28 nhập từ Châu Âu nhưng sử dụng đạn 8x22mm Nambu, một loại đạn được đánh giá là khá yếu và súng có thể lắp được một cái lê dài bằng cả thân súng đến nòng súng.

Type 100 được làm dựa trên thiết kế của khẩu súng MP28 nhập từ Châu Âu nhưng sử dụng đạn 8x22mm Nambu, một loại đạn được đánh giá là khá yếu và súng có thể lắp được một cái lê dài bằng cả thân súng đến nòng súng.

Ở những bản 1940 tiêu chuẩn còn được gắn chân chống hình chữ V để có thể hoạt động cạnh tranh với súng máy Type 11. Tuy nhiên về sau quân đội Đế quốc Nhật Bản đã bỏ qua loại súng này vì thấy phiên bản Type 99 phù hợp hơn.

Ở những bản 1940 tiêu chuẩn còn được gắn chân chống hình chữ V để có thể hoạt động cạnh tranh với súng máy Type 11. Tuy nhiên về sau quân đội Đế quốc Nhật Bản đã bỏ qua loại súng này vì thấy phiên bản Type 99 phù hợp hơn.

Có 2 phiên bản chính là Type 100/40 với một thanh gắn lê dưới nòng, có gắn chân súng, có tốc bắn khoảng 400 đến 450 phát/phút, được sản xuất từ năm 1938 với tên là mẫu súng máy thử nghiệm số 3 và Type 100/44 sản xuất năm 1944 với lê gắn trực tiếp vào nòng, tốc bắn lên đến 800 phát một phút và chất lượng kém hơn rất nhiều so với bản sản xuất năm 1938.

Có 2 phiên bản chính là Type 100/40 với một thanh gắn lê dưới nòng, có gắn chân súng, có tốc bắn khoảng 400 đến 450 phát/phút, được sản xuất từ năm 1938 với tên là mẫu súng máy thử nghiệm số 3 và Type 100/44 sản xuất năm 1944 với lê gắn trực tiếp vào nòng, tốc bắn lên đến 800 phát một phút và chất lượng kém hơn rất nhiều so với bản sản xuất năm 1938.

Bản sản xuất năm 1938 cũng có 3 biến thể. Đầu tiên là bản thử nghiệm Type 3A và Type 3B, đây là 3 phiên bản bước đầu của Type 100, chúng đã dành được thiện cảm của các sĩ quan lục quân khi được đưa vào thử nghiệm.

Bản sản xuất năm 1938 cũng có 3 biến thể. Đầu tiên là bản thử nghiệm Type 3A và Type 3B, đây là 3 phiên bản bước đầu của Type 100, chúng đã dành được thiện cảm của các sĩ quan lục quân khi được đưa vào thử nghiệm.

Tiếp theo là bản tiêu chuẩn Type 100, hay còn được gọi trước đó là Type 3C. Đây là bản đáng ra sẽ được trang bị đại trà cho bộ binh và kị binh Nhật. Nhưng vào thời điểm đó lính bộ binh Nhật lại ưu tiên dùng súng máy Type 99 nên Type 100 không được ưu tiên sản xuất để trang bị đại trà.

Tiếp theo là bản tiêu chuẩn Type 100, hay còn được gọi trước đó là Type 3C. Đây là bản đáng ra sẽ được trang bị đại trà cho bộ binh và kị binh Nhật. Nhưng vào thời điểm đó lính bộ binh Nhật lại ưu tiên dùng súng máy Type 99 nên Type 100 không được ưu tiên sản xuất để trang bị đại trà.

Cuối cùng là phiên bản dành cho lính dù Nhật, hay còn được gọi là Type 100 hải quân, bản này có một điều khá đặc biệt là dùng báng gỗ gập để gọn hơn cho lính dù khi nhảy dù và thả súng xuống đất. Biến thể này không có chân súng.

Cuối cùng là phiên bản dành cho lính dù Nhật, hay còn được gọi là Type 100 hải quân, bản này có một điều khá đặc biệt là dùng báng gỗ gập để gọn hơn cho lính dù khi nhảy dù và thả súng xuống đất. Biến thể này không có chân súng.

Type 100 được đánh giá là khá đáng tin cậy, bởi lực giật thấp khi bắn và có độ chính xác cho tác chiến tầm gần là khá ổn. Nhưng nếu so sánh với các dòng súng máy mang tính biểu tượng như PPSh-41 của Liên Xô, MP40 của Đức và M1A1 Thompson của Mỹ thì Type 100 bị đánh giá yếu hơn nhiều.

Type 100 được đánh giá là khá đáng tin cậy, bởi lực giật thấp khi bắn và có độ chính xác cho tác chiến tầm gần là khá ổn. Nhưng nếu so sánh với các dòng súng máy mang tính biểu tượng như PPSh-41 của Liên Xô, MP40 của Đức và M1A1 Thompson của Mỹ thì Type 100 bị đánh giá yếu hơn nhiều.

Đầu tiên là xét về mặt sát thương, đạn 8x22mm Nambu dùng cho loại súng này bị đánh giá là một loại đạn khá kém do sơ tốc và khả năng triệt hạ đối phương không cao.

Đầu tiên là xét về mặt sát thương, đạn 8x22mm Nambu dùng cho loại súng này bị đánh giá là một loại đạn khá kém do sơ tốc và khả năng triệt hạ đối phương không cao.

Tiếp theo là về thiết kế, Type 100 bị đánh giá là có thiết kế phức tạp và có hai phụ kiện khá thừa thãi là chân chống V và lưỡi lê, hai thứ không cần phải có ở một món vũ khí sinh ra cho tác chiến tầm gần. Điều này làm tăng thêm gánh nặng cho khâu hậu cần một cách khá vô lý và lãng phí tài nguyên, nhất là đối với một quốc gia đang thiếu tài nguyên như Nhật.

Tiếp theo là về thiết kế, Type 100 bị đánh giá là có thiết kế phức tạp và có hai phụ kiện khá thừa thãi là chân chống V và lưỡi lê, hai thứ không cần phải có ở một món vũ khí sinh ra cho tác chiến tầm gần. Điều này làm tăng thêm gánh nặng cho khâu hậu cần một cách khá vô lý và lãng phí tài nguyên, nhất là đối với một quốc gia đang thiếu tài nguyên như Nhật.

Và đặc biệt đối với phiên bản sản xuất năm 1943 hay còn được gọi là Type 100/44, mọi thứ còn tệ hơn khi vào giai đoạn này Nhật thiếu tài nguyên một cách trầm trọng khiến chất lượng cây súng kém đi đáng kể.

Và đặc biệt đối với phiên bản sản xuất năm 1943 hay còn được gọi là Type 100/44, mọi thứ còn tệ hơn khi vào giai đoạn này Nhật thiếu tài nguyên một cách trầm trọng khiến chất lượng cây súng kém đi đáng kể.

Việc thiếu nguyên liệu sản xuất đã kéo theo độ tin cậy của cây súng giảm sút nghiêm trọng khiến tình trạng kẹt đạn xảy ra liên tục. Ngoài ra việc sử dụng lò xo chất lượng kém hơn cũng khiến tốc bắn nhảy vọt từ 450 lên 800 phát mỗi phút, vượt quá thiết kế ban đầu khiến độ chính xác giảm đi.

Việc thiếu nguyên liệu sản xuất đã kéo theo độ tin cậy của cây súng giảm sút nghiêm trọng khiến tình trạng kẹt đạn xảy ra liên tục. Ngoài ra việc sử dụng lò xo chất lượng kém hơn cũng khiến tốc bắn nhảy vọt từ 450 lên 800 phát mỗi phút, vượt quá thiết kế ban đầu khiến độ chính xác giảm đi.

Tổng kết lại, Type 100 là một khẩu súng tuyệt vời nhưng và đặc biệt có giá trị sưu tầm ở thời điểm hiện tại, vì số lượng súng được sản xuất khá hạn chế nên giá cả tương đối cao, khoảng 10 đến 20 ngàn USD trên thị trường.

Tổng kết lại, Type 100 là một khẩu súng tuyệt vời nhưng và đặc biệt có giá trị sưu tầm ở thời điểm hiện tại, vì số lượng súng được sản xuất khá hạn chế nên giá cả tương đối cao, khoảng 10 đến 20 ngàn USD trên thị trường.

Lê Quang

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/giai-ma-khau-sung-huyen-thoai-cua-quan-doi-nhat-trong-the-chien-2-1758291.html