Hành trình Á khôi Đại học Ngoại Thương tham quan học tập tại trụ sở Liên Hợp Quốc

Từ ngày 14/3-18/3/2022, đại diện 10 Quán quân thanh niên về Giải trừ quân bị của Liên Hiệp Quốc (UN Youth Champion for Disarmament) tới từ Anh, Ai Cập, Canada, Đức, Lebanon, Nigeria, Thổ Nhĩ Kỳ, Rwanda, Nam Phi và Việt Nam đã tham gia chuyến thăm quan học tập thực tế tại trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thụy Sỹ. Phùng Trang Linh - sinh viên năm 4, Á khôi Đại học Ngoại thương đã tham gia với vai trò là đại diện duy nhất tới từ Đông Nam Á nói chung và đại diện Việt Nam nói riêng.

 Phùng Trang Linh - sinh viên năm 4, Á khôi Đại học Ngoại thương vinh dự đại diện Đông Nam Á nói chung và đại diện Việt Nam nói riêng tham gia chuyến thăm quan học tập thực tế tại trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thụy Sỹ.

Phùng Trang Linh - sinh viên năm 4, Á khôi Đại học Ngoại thương vinh dự đại diện Đông Nam Á nói chung và đại diện Việt Nam nói riêng tham gia chuyến thăm quan học tập thực tế tại trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thụy Sỹ.

Từ ngày 14/3-18/3/2022, đại diện 10 Quán quân thanh niên về Giải trừ quân bị của Liên Hiệp Quốc (UN Youth Champion for Disarmament) đã tham gia chuyến thăm quan học tập thực tế tại trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thụy Sỹ.

Từ ngày 14/3-18/3/2022, đại diện 10 Quán quân thanh niên về Giải trừ quân bị của Liên Hiệp Quốc (UN Youth Champion for Disarmament) đã tham gia chuyến thăm quan học tập thực tế tại trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thụy Sỹ.

Hành trình kéo dài 5 ngày đã đưa các bạn trẻ cơ hội được thăm quan trụ sở Liên Hiệp Quốc (LHQ), đồng thời gặp gỡ và học hỏi từ các chuyên gia, chuyên viên của Liên Hiệp Quốc phụ trách chuyên biệt về từng hiệp định, hiệp ước về giải trừ quân bị (Công ước về một số loại vũ khí thông thường – Convention on Certain Conventional Weapons (CCW), Công ước về Vũ khí Sinh học – Biological Weapons Convention (BWC), Công ước quốc tế cấm Bom đạn chùm – Convention on Cluster Munitions (CCM), Hiệp ước Cấm thử nghiệm Hạt nhân Toàn diện - Comprehensive Nuclear Test Ban Treaty (CTBT), Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân - Treaty on the prohibition of nuclear weapons (TPNW),…) như gặp gỡ các nhà ngoại giao từ phái đoàn thường trực Canada và Hàn Quốc tại Geneva. Cùng ngày, đại diện thanh niên Việt Nam – Trang Linh đã được ghé thăm phái đoàn Việt Nam tại Geneva và được chào đón nồng nhiệt trong tình yêu thương đồng bào.

Các đại diện thanh niên lắng nghe diễn giả từ Small Arms Survey.

Các đại diện thanh niên lắng nghe diễn giả từ Small Arms Survey.

Gặp gỡ phái đoàn Canada tại Geneva.

Gặp gỡ phái đoàn Canada tại Geneva.

Đoàn thanh niên về Giải trừ quân bị được gặp mặt ngài đại sứ Sang-beom Lim - đại diện phái đoàn Hàn Quốc tại Geneva.

Đoàn thanh niên về Giải trừ quân bị được gặp mặt ngài đại sứ Sang-beom Lim - đại diện phái đoàn Hàn Quốc tại Geneva.

Trang Linh cùng Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva.

Trang Linh cùng Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva.

Không những vậy, các đại diện thanh niên còn được lắng nghe những chia sẻ từ các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong nỗ lực thúc đẩy xóa bỏ vũ khí hạt nhân và hỗ trợ nhân đạo khắc phục hậu quả chiến tranh như Chiến dịch quốc tế nhằm loại bỏ vũ khí hạt nhân ICAN, Small Arms Survey, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế -ICRC, Youth Fushion, Viện nghiên cứu giải trừ quân bị của Liên Hiệp quốc - UNIDIR,…

Hỏi về cảm nhận chuyến đi tại trụ sở LHQ, Linh chia sẻ: “Thực sự mình cảm thấy cảm giác sống trong mơ. Đây hoàn toàn là một trải nghiệm thay đổi cuộc đời bởi với các bạn trẻ như mình bởi rất hiếm có cơ hội được tới thẳng trụ sở UN để gặp gỡ và nói chuyện với các chuyên gia UN, các nhà ngoại giao, đặc biệt là trong lĩnh vực giải trừ quân bị - một vấn đề khá nóng lên hiện nay.

Thông qua các bài giảng, chia sẻ và hỏi đáp các diễn giả tích cực, mình rút ra một cái nhìn tổng quan về hệ thống, cách thức các nước đàm phán với nhau thông qua các hiệp ước, hiệp định ràng buộc và tự nguyện để đảm bảo an ninh thế giới và cam kết cắt giảm hoặc hủy bỏ nhiều loại vũ khí. Ở mức độ nào đó sau chuyến đi, về quan điểm cá nhân, mình cảm thấy có sự tin tưởng và tích cực hơn vào hòa bình thế giới được bảo vệ bởi hệ thống chặt chẽ các quy tắc. Đó là thành quả ngoại giao, đàm phán trong nhiều năm.

Tuy vậy, mình cũng được lắng nghe chia sẻ những khó khăn, sự bế tắc trong đàm phán và sự nổi lên các vấn đề giao tranh trong khu vực và trên thế giới. Vẫn còn nhiều điều cần phải làm, nhiều nhiều hiệp định mới cần phát triển và đàm phán để kí kết và giám sát thực thi các cam kết đã có, nhất là trong bối cảnh phức tạp và khó lường trước như hiện nay.

Các diễn giả đều bày tỏ quan điểm mong muốn các bạn trẻ có sự tham gia, tìm hiểu và hành động nhiều hơn thông qua các dự án thuộc chủ đề giải trừ quân bị. Điều đó cho thấy đối tượng người trẻ đang được quan tâm và ủng hộ tham gia sâu hơn vào lĩnh vực này.

Có thể nói là người mở đầu, mình khá vui khi có những phản hồi tích cực từ UNODA về sự tham gia của bạn trẻ Việt Nam, như là 1 trong 4 bạn trẻ phát biểu tại Hội nghị Giải trừ quân bị, hay là người founder và tổ chức dự án Vietnamese Youth Leaders for Disarmament (Lãnh đạo trẻ Việt Nam về giải trừ quân bị) - YLD, mình cảm thấy đã hoàn thành vai trò được giao trong 2 năm vừa qua. Trong tương lai, sẽ có thêm nhiều cơ hội cho các bạn trẻ, và mình hi vọng có thể truyền tải được thông tin, các cơ hội từ UN tới các bạn trẻ Việt Nam và sẽ có thêm nhiều đại diện trẻ Việt Nam tham gia!”.

Tú Chân (Ghi)

Nguồn SVVN: https://svvn.tienphong.vn/hanh-trinh-a-khoi-dai-hoc-ngoai-thuong-tham-quan-hoc-tap-tai-tru-so-lien-hop-quoc-post1425493.tpo