Khớp kêu lạo xạo khi đạp xe là bệnh gì?

Khớp phát ra tiếng động lạ như lộp cộp, lạo xạo khi vận động có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề thuộc nhóm bệnh lý viêm khớp.

Mỗi buổi sáng khi đạp xe, chân bên trái của tôi thường có tiếng kêu lộp cộp, lạo xạo. Thưa bác sĩ, tôi đang bị bệnh gì và có nguy hiểm không?

Độc giả Lê Thị Vân, 50 tuổi, TP.HCM.

ThS.BSNT Nguyễn Thị Phương - khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Khớp phát ra tiếng động lạ như lộp cộp, lạo xạo khi vận động có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề thuộc nhóm bệnh lý viêm khớp. Các bệnh lý này liên quan đến khớp ở mọi vị trí như khớp cổ tay, đầu gối, hông, ngón tay, vai…

Cụ thể, tiếng lộp cộp trong khớp có thể liên quan đến các bệnh lý như thoái hóa khớp, khô khớp.

Trong đó, thoái hóa khớp là tình trạng mạn tính, làm tổn thương sụn và các mô xung quanh khớp. Lúc này, sụn và đĩa đệm giữa hai đầu xương bị hao mòn, dịch nhầy bôi trơn cũng giảm dần khiến các đầu xương cọ xát vào nhau, phát ra tiếng kêu lộp cộp kèm đau nhức dữ dội khi người bệnh di chuyển. Khi bị thoái hóa khớp, người bệnh cảm thấy đau nhức và cứng khớp, vận động khó khăn, teo cơ, biến dạng khớp...

Khô khớp là hiện tượng khớp không tiết đủ chất dịch nhờn để bôi trơn khi vận động. Giai đoạn đầu, bệnh không gây đau nhức mà chủ yếu phát ra tiếng kêu lạo xạo, lộp cộp ở khớp. Dịch nhờn mất đi ngày càng nhiều, âm thanh càng rõ ràng, đồng thời xuất hiện cơn đau dữ dội, tê cứng và sưng khớp, khó chịu lúc vận động. Khô khớp thường xảy ra ở khớp gối, đồng thời gặp ở khớp khuỷu tay, cổ, vai…

 Khớp kêu lộp cộp khi đạp xe có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thoái hóa khớp, khô khớp.

Khớp kêu lộp cộp khi đạp xe có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thoái hóa khớp, khô khớp.

Để được chẩn đoán chính xác cũng như có phác đồ điều trị thích hợp, người bệnh nên đến bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp để bác sĩ khám và làm xét nghiệm cần thiết. Việc điều trị kịp thời giảm nguy cơ biến dạng khớp, tàn phế.

Sau khi được thăm khám và xác định mắc bệnh lý liên quan đến khớp, để phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bên cạnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên hình thành thói quen sinh hoạt có lợi cho hệ cơ xương khớp. Theo đó, người bệnh nên vận động thường xuyên để cải thiện sức mạnh và độ linh hoạt của khớp. Về chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần đảm bảo ăn uống đủ chất, tăng cường thực phẩm giàu omega 3, vitamin, canxi và nhiều loại khoáng chất khác.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thực phẩm chức năng chứa các thành phần từ thiên nhiên như eggshell membrane (màng vỏ trứng), collagen type 2 không biến tính và collagen peptide, turmeric root (chiết xuất từ nghệ), chondroitin sulfate… có tác dụng hỗ trợ giảm đau, ngăn ngừa yếu tố gây viêm, bảo vệ và tái tạo sụn khớp, màng hoạt dịch, tăng cường độ bền và dẻo dai cho khớp.

Phi Hồng - Minh Chi

Nguồn Znews: https://lifestyle.zingnews.vn/khop-keu-lao-xao-khi-dap-xe-la-benh-gi-post1440318.html