Lần đầu tiên phát hiện hố đen 'lang thang' trong Dải Ngân hà

Các nhà khoa học tại Viện Khoa học quản lý Kính viễn vọng Không gian ở Baltimore, Maryland (Mỹ) đã công bố kết quả nghiên cứu mới, lần đầu tiên xác định được một hố đen đang 'lang thang' trong Dải Ngân hà.

Kailash Sahu, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết, nhóm của ông đã “lần đầu tiên phát hiện rõ ràng và đo khối lượng của một hố đen cô lập”.

Một hố đen nhỏ và các ngôi sao quay xung quanh, nằm trong cụm sao NGC 1850, ngày 11/11/2021. Ảnh: AFP

Một hố đen nhỏ và các ngôi sao quay xung quanh, nằm trong cụm sao NGC 1850, ngày 11/11/2021. Ảnh: AFP

Thiên thể này được cho là đang di chuyển với tốc độ khoảng 45km/giây và nằm cách Trái đất khoảng 5.200 năm ánh sáng. Các nhà khoa học cho rằng hố đen được tạo ra khi ngôi sao mẹ của nó phát nổ, bởi vậy nó có tốc độ cao bất thường so với những thiên thể cùng loại.

Nhóm các nhà thiên văn học đã phân tích dữ liệu mà họ thu thập được và đưa ra kết luận rằng thiên thể này có thể là một hố đen chứ không phải một ngôi sao. Họ thậm chí còn tính toán được khối lượng gần đúng của nó là gấp 7,1 lần so với Mặt trời. Hố đen được đặt tên là MOA-2011-BLG-191/OGLE-2011-BLG-0462./.

Mai Trang/VOV.VN (biên dịch) Theo RT

Nguồn VOV: https://vov.vn/the-gioi/cuoc-song-do-day/lan-dau-tien-phat-hien-ho-den-lang-thang-trong-dai-ngan-ha-post923179.vov