Lệnh trừng phạt của Mỹ không chỉ nhằm vào riêng nước Nga?

Mỹ đã áp đặt vô số lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, nhưng mục đích của Washington không chỉ có vậy mà còn mang tính chất răn đe cả các đối thủ tiềm tàng.

Những lệnh trừng phạt kinh tế mà Mỹ đưa ra có thể không ngay lập tức thay đổi hành vi hay đường lối của quốc gia mục tiêu, nhưng nhiều khả năng sẽ khiến các nhà lãnh đạo các quốc gia khác phải suy nghĩ.

Những lệnh trừng phạt kinh tế mà Mỹ đưa ra có thể không ngay lập tức thay đổi hành vi hay đường lối của quốc gia mục tiêu, nhưng nhiều khả năng sẽ khiến các nhà lãnh đạo các quốc gia khác phải suy nghĩ.

Trong chính sách ngoại giao của mình, càng ngày các biện pháp trừng phạt của Mỹ càng gia tăng chứ không có bất cứ dấu hiệu suy giảm nào.

Trong chính sách ngoại giao của mình, càng ngày các biện pháp trừng phạt của Mỹ càng gia tăng chứ không có bất cứ dấu hiệu suy giảm nào.

Nhà bình luận Hal Brands của tờ Bloomberg viết: "Washington sử dụng các biện pháp trừng phạt dễ dàng như phản xạ, theo đuổi những mục tiêu viển vông và do đó làm suy yếu sức mạnh của chính nước Mỹ".

Nhà bình luận Hal Brands của tờ Bloomberg viết: "Washington sử dụng các biện pháp trừng phạt dễ dàng như phản xạ, theo đuổi những mục tiêu viển vông và do đó làm suy yếu sức mạnh của chính nước Mỹ".

Các học giả, chuyên gia phân tích và một số chính trị gia trên thế giới cảnh báo rằng chính quyền Washington cho thấy họ đang "nghiện" đưa ra các biện pháp trừng phạt, khi số lượng gia tăng đột biến trong thời gian gần đây.

Các học giả, chuyên gia phân tích và một số chính trị gia trên thế giới cảnh báo rằng chính quyền Washington cho thấy họ đang "nghiện" đưa ra các biện pháp trừng phạt, khi số lượng gia tăng đột biến trong thời gian gần đây.

Một số nhân vật nổi tiếng nói rằng Nhà Trắng sử dụng đòn bẩy này cho các mục đích quá tham vọng, chẳng hạn như thay đổi chính quyền nước ngoài, hoặc buộc các nhà lãnh đạo "cứng đầu" phải thay đổi bản chất của họ.

Một số nhân vật nổi tiếng nói rằng Nhà Trắng sử dụng đòn bẩy này cho các mục đích quá tham vọng, chẳng hạn như thay đổi chính quyền nước ngoài, hoặc buộc các nhà lãnh đạo "cứng đầu" phải thay đổi bản chất của họ.

Đồng thời các nhà phê bình cho rằng việc lạm dụng biện pháp trừng phạt của Mỹ đã thúc đẩy đồng minh của nước này cũng như đối thủ nhanh chóng tìm cách giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la, để họ không trở thành mục tiêu cho sự phẫn nộ của Bộ Tài chính Mỹ.

Đồng thời các nhà phê bình cho rằng việc lạm dụng biện pháp trừng phạt của Mỹ đã thúc đẩy đồng minh của nước này cũng như đối thủ nhanh chóng tìm cách giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la, để họ không trở thành mục tiêu cho sự phẫn nộ của Bộ Tài chính Mỹ.

Từ quan điểm trên, các biện pháp trừng phạt có thể xem như nỗ lực vô ích của Mỹ khi muốn "sắp xếp trật tự" thế giới, vốn ngày càng trở nên phức tạp hơn.

Từ quan điểm trên, các biện pháp trừng phạt có thể xem như nỗ lực vô ích của Mỹ khi muốn "sắp xếp trật tự" thế giới, vốn ngày càng trở nên phức tạp hơn.

Chuyên gia Hal Brands viết thêm: "Nhưng điều quan trọng cần nhớ là các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể thành công trong việc ngăn chặn bước đi nguy hiểm của đối thủ trong tương lai, cũng như thay đổi hành vi hiện tại".

Chuyên gia Hal Brands viết thêm: "Nhưng điều quan trọng cần nhớ là các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể thành công trong việc ngăn chặn bước đi nguy hiểm của đối thủ trong tương lai, cũng như thay đổi hành vi hiện tại".

Thật vậy, các biện pháp trừng phạt của Mỹ khó có thể buộc chính phủ Venezuela phải thay đổi chính sách của mình, bên cạnh đó, tác giả chắc chắn Mỹ cũng không thể buộc Nga phải làm hòa với Ukraine trong tương lai gần.

Thật vậy, các biện pháp trừng phạt của Mỹ khó có thể buộc chính phủ Venezuela phải thay đổi chính sách của mình, bên cạnh đó, tác giả chắc chắn Mỹ cũng không thể buộc Nga phải làm hòa với Ukraine trong tương lai gần.

Tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó, Washington cũng vẫn khiến cho các đối thủ khác phải cân nhắc kỹ lưỡng, ví dụ như Trung Quốc cần phải đưa ra một số chính sách kinh tế mới nhằm tránh cuộc đối đầu với Mỹ.

Tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó, Washington cũng vẫn khiến cho các đối thủ khác phải cân nhắc kỹ lưỡng, ví dụ như Trung Quốc cần phải đưa ra một số chính sách kinh tế mới nhằm tránh cuộc đối đầu với Mỹ.

"Trừng phạt đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc cạnh tranh quyền lực lớn sẽ xác định 'nhà lãnh đạo toàn cầu' trong thời đại của chúng ta".

"Trừng phạt đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc cạnh tranh quyền lực lớn sẽ xác định 'nhà lãnh đạo toàn cầu' trong thời đại của chúng ta".

"Như vậy, nhìn chung các biện pháp trừng phạt của Mỹ thậm chí không nhằm trực tiếp vào Liên bang Nga hay người dân của nước này, mà hướng tới những quốc gia khác muốn lặp lại con đường của Moskva", nhà quan sát kết luận.

"Như vậy, nhìn chung các biện pháp trừng phạt của Mỹ thậm chí không nhằm trực tiếp vào Liên bang Nga hay người dân của nước này, mà hướng tới những quốc gia khác muốn lặp lại con đường của Moskva", nhà quan sát kết luận.

Ở chiều ngược lại, để chống lại chính sách trừng phạt mở rộng của Mỹ, ngày càng nhiều quốc gia phải tìm cách liên kết lại với nhau để giảm thiểu thiệt hại, thậm chí gây sức ép lên chính Washington.

Ở chiều ngược lại, để chống lại chính sách trừng phạt mở rộng của Mỹ, ngày càng nhiều quốc gia phải tìm cách liên kết lại với nhau để giảm thiểu thiệt hại, thậm chí gây sức ép lên chính Washington.

Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) với tham vọng tạo ra đồng tiền chung thách thức vị thế đồng đô la, hay Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) ngày càng có tiếng nói quan trọng trên trường quốc tế là yếu tố mà Washington không thể bỏ qua.

Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) với tham vọng tạo ra đồng tiền chung thách thức vị thế đồng đô la, hay Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) ngày càng có tiếng nói quan trọng trên trường quốc tế là yếu tố mà Washington không thể bỏ qua.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/lenh-trung-phat-cua-my-khong-chi-nham-vao-rieng-nuoc-nga-post547676.antd