Loại cây duy nhất trên thế giới phát ra từ trường khi săn mồi

Cây bắt ruồi Venus có thể tạo ra một lượng từ trường đáng kể trong khi săn mồi. Đây là trường hợp kỳ lạ nhất được phát hiện ở thực vật.

Thay vì phục vụ một chức năng cho cây, từ trường này có thể là một sản phẩm phụ của năng lượng điện chạy qua lá của cây. Đây là một trong những trường hợp đầu tiên mà từ trường được phát hiện ở thực vật.

Thay vì phục vụ một chức năng cho cây, từ trường này có thể là một sản phẩm phụ của năng lượng điện chạy qua lá của cây. Đây là một trong những trường hợp đầu tiên mà từ trường được phát hiện ở thực vật.

Các định luật về điện từ quy định rằng bất cứ thứ gì có dòng điện cũng tạo ra từ trường, bao gồm con người, động vật và thực vật. Trên thực tế, đây là một hiện tượng phổ biến ở các sinh vật sống, do đó hiện tượng này còn được gọi là "từ tính sinh học" (biomagnetism).

Các định luật về điện từ quy định rằng bất cứ thứ gì có dòng điện cũng tạo ra từ trường, bao gồm con người, động vật và thực vật. Trên thực tế, đây là một hiện tượng phổ biến ở các sinh vật sống, do đó hiện tượng này còn được gọi là "từ tính sinh học" (biomagnetism).

Tuy nhiên, trong khi nhiều nghiên cứu tập trung vào các từ trường như vậy ở người và động vật, thì chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện để hiểu được từ tính sinh học trong thế giới thực vật.

Tuy nhiên, trong khi nhiều nghiên cứu tập trung vào các từ trường như vậy ở người và động vật, thì chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện để hiểu được từ tính sinh học trong thế giới thực vật.

Sau khi nghiên cứu, người ta phát hiện ra rằng khi được kích thích, cây bắt ruồi Venus đã tạo ra một từ trường có cường độ lên tới 0,5 picotesla, tương đương với mức độ tạo từ trường ra bởi các xung thần kinh ở động vật.

Sau khi nghiên cứu, người ta phát hiện ra rằng khi được kích thích, cây bắt ruồi Venus đã tạo ra một từ trường có cường độ lên tới 0,5 picotesla, tương đương với mức độ tạo từ trường ra bởi các xung thần kinh ở động vật.

Trước đó, từ trường chỉ được phát hiện ở hai loài thực vật: một loại tảo đơn bào và một cây đậu, nhưng chúng được đo bằng từ kế SQUID, vốn cồng kềnh và cần được làm lạnh ở nhiệt độ cực thấp.

Trước đó, từ trường chỉ được phát hiện ở hai loài thực vật: một loại tảo đơn bào và một cây đậu, nhưng chúng được đo bằng từ kế SQUID, vốn cồng kềnh và cần được làm lạnh ở nhiệt độ cực thấp.

Trước đó, một nghiên cứu mới được công bố cây bắt ruồi Venus flytrap còn có thể biết… đếm?

Trước đó, một nghiên cứu mới được công bố cây bắt ruồi Venus flytrap còn có thể biết… đếm?

“Loài cây ăn thịt Dionaea muscipula, còn có tên là Venus flytrap, có thể đếm được bao nhiều lần bộ phận bẫy của nó đã tiếp xúc với côn trùng để từ đó có thể bắt và ăn thịt con mồi xấu số,” tác giả của nghiên cứu này – Rainer Hedrich của Đại Học Würzburg – đã nói trong công bố của mình.

“Loài cây ăn thịt Dionaea muscipula, còn có tên là Venus flytrap, có thể đếm được bao nhiều lần bộ phận bẫy của nó đã tiếp xúc với côn trùng để từ đó có thể bắt và ăn thịt con mồi xấu số,” tác giả của nghiên cứu này – Rainer Hedrich của Đại Học Würzburg – đã nói trong công bố của mình.

Thực vật không có não bộ, nên cây bắt ruồi Venus cũng không thực sự làm cái việc mà ta gọi là “đếm”, ít nhất theo cách nghĩ thông thường. Nhưng theo nghiên cứu mới này, loài cây này bằng một cách nào đó đã có thể theo dõi số lần nó bị tiếp xúc, khiến cho nó có thể phản ứng một cách phù hợp với con mồi của mình.

Thực vật không có não bộ, nên cây bắt ruồi Venus cũng không thực sự làm cái việc mà ta gọi là “đếm”, ít nhất theo cách nghĩ thông thường. Nhưng theo nghiên cứu mới này, loài cây này bằng một cách nào đó đã có thể theo dõi số lần nó bị tiếp xúc, khiến cho nó có thể phản ứng một cách phù hợp với con mồi của mình.

Khi các nhà khoa học thử nghiệm trên các cây này với các xung điện cơ học, họ thấy rằng chỉ cần tiếp xúc lần đầu thì cây bắt ruồi sẽ chuyển sang trạng thái “cảnh giác cao” – nhưng cũng chưa dẫn đến hành động cụ thể nào của những cây này cả.

Khi các nhà khoa học thử nghiệm trên các cây này với các xung điện cơ học, họ thấy rằng chỉ cần tiếp xúc lần đầu thì cây bắt ruồi sẽ chuyển sang trạng thái “cảnh giác cao” – nhưng cũng chưa dẫn đến hành động cụ thể nào của những cây này cả.

Tuy nhiên với lần tiếp xúc tiếp theo, chỉ trong một vài giây, bộ phận bẫy bắt đầu hơi đóng lại. Và nó chỉ sập lại hoàn toàn sau nhiều lần va chạm nữa, và tới lần thứ năm thì enzym tiêu hóa bắt đầu tiết ra. Sau đó, càng nhiều lần va chạm, thì enzym tiêu hóa tiết ra càng nhiều.

Tuy nhiên với lần tiếp xúc tiếp theo, chỉ trong một vài giây, bộ phận bẫy bắt đầu hơi đóng lại. Và nó chỉ sập lại hoàn toàn sau nhiều lần va chạm nữa, và tới lần thứ năm thì enzym tiêu hóa bắt đầu tiết ra. Sau đó, càng nhiều lần va chạm, thì enzym tiêu hóa tiết ra càng nhiều.

Điều này cho phép những cây này sử dụng vừa đủ năng lượng để bẫy thành công và tiêu hóa được con mồi: Một con côn trùng lớn hơn, hoạt động nhiều hơn sẽ gây ra được nhiều sự chú ý hơn là những con nhỏ yếu.

Điều này cho phép những cây này sử dụng vừa đủ năng lượng để bẫy thành công và tiêu hóa được con mồi: Một con côn trùng lớn hơn, hoạt động nhiều hơn sẽ gây ra được nhiều sự chú ý hơn là những con nhỏ yếu.

“Số lượng của những hành động thông báo cho những cây này biết được thông tin về kích cỡ cũng như thành phần dinh dưỡng của con mồi đang vật lộn,” trích lời Hedrich. “Điều này cho phép cây bắt ruồi Venus cân bằng được lợi ích và cái giá phải bỏ ra để săn mồi.”

“Số lượng của những hành động thông báo cho những cây này biết được thông tin về kích cỡ cũng như thành phần dinh dưỡng của con mồi đang vật lộn,” trích lời Hedrich. “Điều này cho phép cây bắt ruồi Venus cân bằng được lợi ích và cái giá phải bỏ ra để săn mồi.”

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-cay-duy-nhat-tren-the-gioi-phat-ra-tu-truong-khi-san-moi-1497085.html