Lý do khiến bạn không thể đối thoại với người khác

Nếu ta chỉ chăm chăm lợi ích cá nhân thì sẽ không thể đối thoại với người khác.

Ở Hàn Quốc, người ta cho rằng để phục vụ cho nền chính trị dân chủ thì trước hết việc giao tiếp phải diễn ra phổ biến trước đã. Giao tiếp bắt nguồn từ đối thoại. Trên thực tế, đối thoại có truyền thống lâu đời trong xã hội phương Tây.

Phương pháp giảng dạy của Socrates là giáo dục thông qua đối thoại. Đối thoại giúp chúng ta nhận ra sự khác biệt trong quan điểm và tư duy giữa tôi và bạn. Điểm chung là mọi người chấp nhận quan điểm của nhau. Khi nhận ra một điểm khác biệt nào đó, người ta sẽ suy xét rằng liệu có thể tìm thấy giá trị khách quan và giải pháp cao hơn từ trong đó hay không.

Sau khi đưa ra được một đáp án khách quan có triển vọng, người ta chỉ cần đi tìm phương pháp thực hiện điều đó. Đầu tiên, chúng ta phải mở rộng cánh cửa trái tim và chăm chú lắng nghe. Nếu cho rằng quan điểm của mình là đúng, ta phải thuyết phục đối phương hiểu được lý lẽ của mình. Và đối thoại chính là đi tìm điểm khác biệt và kết quả tốt hơn rồi từ đó đồng cảm, thông cảm và hợp tác với nhau.

 Nếu ta chỉ chăm chăm lợi ích cá nhân thì sẽ không thể đối thoại với người khác. Nguồn: BBC.

Nếu ta chỉ chăm chăm lợi ích cá nhân thì sẽ không thể đối thoại với người khác. Nguồn: BBC.

Có một số điều kiện tiên quyết cho một cuộc đối thoại như vậy. Đầu tiên, trong đối thoại, ta không được đặt cảm xúc lên trên lý trí.

Nếu ta can thiệp hoặc đặt lợi ích của mình lên hàng đầu, cuộc đối thoại sẽ không thể đưa tới kết quả. Chúng ta thường không gặp trở ngại khi giải một bài toán vì trong đó không tồn tại lợi ích riêng. Nhưng khi gắn với lợi ích liên quan, cuộc đối thoại sẽ trở thành một giao dịch trao đổi. Những lúc như vậy, chúng ta phải lựa chọn phương hướng dựa trên tính khách quan về lợi ích.

Đó là lần tôi đến New York, cách đây cũng lâu rồi. Tôi nhớ lại câu chuyện mà tôi nghe được từ Chủ tịch Hiệp hội Thương nhân Hàn Quốc. Khi thực hiện các giao dịch kinh doanh, người Hàn Quốc chỉ xem xét lợi ích của bản thân nên họ không đạt được thành công trong nhiều giao dịch. Họ chỉ theo đuổi lợi nhuận trước mắt và đạt được một hoặc hai giao dịch là dừng lại.

Khi người Do Thái thực hiện một thỏa thuận, họ tính đến lợi ích giữa các bên. Vì cả hai bên đều có lợi nên giao dịch đó vẫn được duy trì trong thời gian dài. Còn người Anh thường cho đối tác biết nếu mua hàng của mình thì sẽ được những lợi ích gì. Và cuối cùng, họ là những người nắm được quyền kinh doanh. Nếu ta chỉ chăm chăm lợi ích cá nhân thì sẽ không thể đối thoại với người khác.

Đôi lúc, chúng ta cảm nhận được giới hạn tồn tại ngay cả trong thế giới tôn giáo, nơi đáng lẽ đối thoại phải được ưu tiên hàng đầu. Thậm chí, một số trường hợp xung đột giáo lý đã mở rộng thành chiến tranh tôn giáo.

Nguyên nhân rất đơn giản, là do trong thế giới tôn giáo và chính trị có nhiều nhà lãnh đạo tinh thần không thể thoát khỏi xiềng xích của những định kiến và khuôn mẫu. Tất cả bắt nguồn từ những người tin tưởng hoàn toàn vào hệ tư tưởng chính trị và những người tuyệt đối hóa các giá trị tôn giáo của mình.

Kiến thức hiện tại có thể được thay thế khi người ta tìm thấy kiến thức tốt hơn. Tuy nhiên, một khi đã xây dựng lòng tin vững chắc, th. dù có điều tốt đẹp hơn xuất hiện, họ cũng không thể thay đổi niềm tin ban đầu. Vì điều đó đã trở thành một đức tin.

Khi không thể đối thoại, đó sẽ là một cuộc thảo luận chỉ dựa trên lý lẽ. Nếu không tìm ra câu trả lời trong cuộc thảo luận, nó sẽ phát triển thành một cuộc đấu tranh. Một cuộc đấu tranh tinh thần có thể trở thành một cuộc cách mạng và một cuộc chiến. Đây là những hiện tượng phổ biến trong xã hội của chúng ta.

Có vẻ như rất nhiều người không hiểu nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt giao tiếp này nằm ở đâu. Bản thân tôi cũng đang mắc phải sai lầm tương tự, cả trong những việc lớn và nhỏ.

Hyungseok Kim / Thái Hà Books - NXB Thế giới

Nguồn Znews: https://znews.vn/ly-do-khien-ban-khong-the-doi-thoai-voi-nguoi-khac-post1449816.html