Máy bay vận tải An-32 được hoán cải để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt

Máy bay vận tải An-32 có thể thực hiện chức năng của một phi cơ cứu hỏa, phiên bản này có mã định danh An-32P.

Tổ hợp chế tạo hàng không Antonov cho biết họ đã hoàn thành hợp đồng hoán cải máy bay vận tải An-32B thành phiên bản cứu hỏa An-32P và bàn giao cho Bộ Tình trạng Khẩn cấp Ukraine.

Tổ hợp chế tạo hàng không Antonov cho biết họ đã hoàn thành hợp đồng hoán cải máy bay vận tải An-32B thành phiên bản cứu hỏa An-32P và bàn giao cho Bộ Tình trạng Khẩn cấp Ukraine.

Thông tin nói trên đã được đại diện của Antonov chia sẻ trong một cuộc họp báo. Nhà sản xuất cho biết hợp đồng hoán cải công năng đối với chiếc vận tải cơ cánh quạt được ký vào tháng 12/2021.

Thông tin nói trên đã được đại diện của Antonov chia sẻ trong một cuộc họp báo. Nhà sản xuất cho biết hợp đồng hoán cải công năng đối với chiếc vận tải cơ cánh quạt được ký vào tháng 12/2021.

Tổng chi phí của công việc lên đến 430 triệu UAH, máy bay sau khi thử nghiệm đã được bàn giao cho Bộ Tình trạng Khẩn cấp Ukraine. Phía Antonov khẳng định đã thực hiện các chuyến bay thử nghiệm trong điều kiện chiến tranh đầy rủi ro.

Tổng chi phí của công việc lên đến 430 triệu UAH, máy bay sau khi thử nghiệm đã được bàn giao cho Bộ Tình trạng Khẩn cấp Ukraine. Phía Antonov khẳng định đã thực hiện các chuyến bay thử nghiệm trong điều kiện chiến tranh đầy rủi ro.

Hợp đồng quy định việc hoán cải công năng một chiếc máy bay vận tải An-32B đang nằm trong kho bảo quản của Antonov, phương tiện này được chế tạo từ năm 2011 theo hợp đồng xuất khẩu cho Iraq.

Hợp đồng quy định việc hoán cải công năng một chiếc máy bay vận tải An-32B đang nằm trong kho bảo quản của Antonov, phương tiện này được chế tạo từ năm 2011 theo hợp đồng xuất khẩu cho Iraq.

Mặc dù vậy sau đó Bộ Quốc phòng Iraq tuyên bố không tiếp nhận chiếc máy bay do Ukraine chế tạo, với cáo buộc nhà sản xuất không tuân thủ các quy định ghi trong hợp đồng.

Mặc dù vậy sau đó Bộ Quốc phòng Iraq tuyên bố không tiếp nhận chiếc máy bay do Ukraine chế tạo, với cáo buộc nhà sản xuất không tuân thủ các quy định ghi trong hợp đồng.

Sau thời gian dài cân nhắc phương án xử lý, chính phủ Ukraine đã quyết định hoán cải chiếc máy bay vận tải An-32B này thành phiên bản cứu hỏa An-32P để sử dụng trong nước.

Sau thời gian dài cân nhắc phương án xử lý, chính phủ Ukraine đã quyết định hoán cải chiếc máy bay vận tải An-32B này thành phiên bản cứu hỏa An-32P để sử dụng trong nước.

Máy bay cứu hỏa An-32P thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1993, nó được phát triển bởi Tổ hợp Antonov để thực hiện nhiệm vụ dập tắt các đám cháy rừng lớn và phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn.

Máy bay cứu hỏa An-32P thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1993, nó được phát triển bởi Tổ hợp Antonov để thực hiện nhiệm vụ dập tắt các đám cháy rừng lớn và phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn.

Chiếc An-32P được trang bị 4 két nước bên ngoài (có thể tháo rời) với thể tích 2.000 lít mỗi cấu kiện. Chất lỏng chữa cháy có thể được xả từ tất cả các bình cùng lúc, hoặc luân phiên trong một khoảng thời gian nhất định.

Chiếc An-32P được trang bị 4 két nước bên ngoài (có thể tháo rời) với thể tích 2.000 lít mỗi cấu kiện. Chất lỏng chữa cháy có thể được xả từ tất cả các bình cùng lúc, hoặc luân phiên trong một khoảng thời gian nhất định.

Mặc dù trong tình trạng chiến tranh nhưng từ năm 2022, lực lượng hàng không của Bộ Tình trạng Khẩn cấp Ukraine đã bắt đầu các hoạt động bên ngoài lãnh thổ, chủ yếu là tại các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.

Mặc dù trong tình trạng chiến tranh nhưng từ năm 2022, lực lượng hàng không của Bộ Tình trạng Khẩn cấp Ukraine đã bắt đầu các hoạt động bên ngoài lãnh thổ, chủ yếu là tại các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.

Gần đây Ukraine đã đề nghị hỗ trợ Bồ Đào Nha trong việc dập tắt các đám cháy rừng quy mô lớn, để thực hiện nhiệm vụ trên, Kyiv có kế hoạch gửi một máy bay chữa cháy An-32P tới điểm nóng.

Gần đây Ukraine đã đề nghị hỗ trợ Bồ Đào Nha trong việc dập tắt các đám cháy rừng quy mô lớn, để thực hiện nhiệm vụ trên, Kyiv có kế hoạch gửi một máy bay chữa cháy An-32P tới điểm nóng.

Cần nói thêm, máy bay vận tải cánh quạt An-32 được xem là bản nâng cấp của chiếc An-26 với động cơ mạnh mẽ hơn (gần gấp đôi), thường đảm nhiệm vai trò chuyên chở hàng hóa cũng như con người di chuyển các quãng đường ngắn.

Cần nói thêm, máy bay vận tải cánh quạt An-32 được xem là bản nâng cấp của chiếc An-26 với động cơ mạnh mẽ hơn (gần gấp đôi), thường đảm nhiệm vai trò chuyên chở hàng hóa cũng như con người di chuyển các quãng đường ngắn.

Chiếc An-32 có chiều dài 23,78 m; sải cánh 29,2 m; chiều cao 8,75 m; diện tích cánh 75 m2; trọng lượng rỗng 16.800 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 27.000 kg.

Chiếc An-32 có chiều dài 23,78 m; sải cánh 29,2 m; chiều cao 8,75 m; diện tích cánh 75 m2; trọng lượng rỗng 16.800 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 27.000 kg.

Máy bay được lắp 2 động cơ cánh quạt ZMKB Progress AI-20DM công suất 3.812 kW (5.112 mã lực) mỗi chiếc cho vận tốc lớn nhất 540 km/h, vận tốc hành trình 480 km/h, tầm bay 2.500 km, trần bay 9.500 m.

Máy bay được lắp 2 động cơ cánh quạt ZMKB Progress AI-20DM công suất 3.812 kW (5.112 mã lực) mỗi chiếc cho vận tốc lớn nhất 540 km/h, vận tốc hành trình 480 km/h, tầm bay 2.500 km, trần bay 9.500 m.

Chiếc phi cơ vận tải này được điều khiển bởi phi hành đoàn gồm 3 người, khoang chở quân có sức chứa 50 binh sĩ hoặc 24 cáng cứu thương.

Chiếc phi cơ vận tải này được điều khiển bởi phi hành đoàn gồm 3 người, khoang chở quân có sức chứa 50 binh sĩ hoặc 24 cáng cứu thương.

An-32 hiện còn hoạt động trong lực lượng không quân một số quốc gia. Hiện nay hơn 240 chiếc vẫn đang phục vụ trên phạm vi toàn thế giới trong tổng số 357 chiếc đã xuất xưởng.

An-32 hiện còn hoạt động trong lực lượng không quân một số quốc gia. Hiện nay hơn 240 chiếc vẫn đang phục vụ trên phạm vi toàn thế giới trong tổng số 357 chiếc đã xuất xưởng.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/may-bay-van-tai-an-32-duoc-hoan-cai-de-thuc-hien-nhiem-vu-dac-biet-post590922.antd