Mở rộng tín dụng có hiệu quả để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Mục tiêu của ngành Ngân hàng là trong năm 2020 tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt từ 16-18%. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, khó khăn, mục tiêu tăng trưởng này thực sự là thách thức đòi hỏi các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn cần thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng cấp trên về các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế địa phương.

Giao dịch tại Ngân hàng TMCP Phương Đông.

Thực hiện sự chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thươngmại cấp trên về tăng trưởng dư nợ tín dụng, ngay từ đầu năm, các ngân hàng, tổchức tín dụng trên địa bàn đã chủ động tìm kiếm khách hàng có tình hình tàichính tốt, tăng cường tuyên truyền về các gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn đểthu hút khách hàng, mở rộng cho vay. Tính đến hết tháng 2, tổng dư nợ cho vaycủa các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh ước đạt 76.327 tỷ đồng,tăng 0,8% so với đầu năm.

Trong đó, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nôngthôn đạt 27.530 tỷ đồng, chiếm 37,3% tổng dư nợ cho vay; dư nợ cho vay xây dựngnông thôn mới đạt 17.060 tỷ đồng, chiếm 20,2% tổng dư nợ cho vay, tăng 0,4% sovới đầu năm; dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 1.252 tỷ đồng, chiếm 1,7% tổng dư nợ;dư nợ cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 13.805 tỷ đồng, chiếm 17% tổngdư nợ cho vay; dư nợ cho vay công nghiệp hỗ trợ đạt 310 tỷ đồng, chiếm 0,4%tổng dư nợ của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn.

Ông Nguyễn Văn Khiết,Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Ninh Bình cho biết: Ngân hàngNhà nước đã chỉ đạo các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trên địa bàntiếp tục chuyển đổi cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung dòng vốn vào sản xuất,kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên như cho vay nông nghiệp, nông thôn,sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụngnhiều lao động, doanh nghiệp công nghệ cao, các dự án, phương án có hiệu quả.

Đồng thời tích cực tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng với khách hàng trênđịa bàn. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng đã thực hiện tốt việc quản lý nợ và xửlý nợ xấu, hầu hết các chi nhánh ngân hàng và tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợxấu/tổng dư nợ khoảng 1%. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn đã cơcấu lại nợ cho khách hàng đạt 372 tỷ đồng. Tổng nợ xấu được xử lý rủi ro là1.352 tỷ đồng.

Năm 2020, mục tiêu của ngành Ngân hàng là tốc độ tăng trưởngtín dụng đạt 16-18%, tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ cho vay dưới 2%; đáp ứngđầy đủ, kịp thời tiền mặt và các nhu cầu thanh toán khác cho khách hàng và nềnkinh tế. Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho khách hàng.

Với mục tiêu này, Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại,tổ chức tín dụng trên địa bàn bám sát mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam, kế hoạch tăng trưởng tín dụng cấp trên giao và kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để đầu tư tín dụng kịp thời, có hiêụquả.

Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tíndụng trên địa bàn thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả để hỗtrợ tăng trưởng kinh tế địa phương, đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý cho phát triểnkinh tế. Ưu tiên tập trung nguồn vốn cho các lĩnh vực mà tỉnh chú trọng nhưnông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và du lịch.

Các ngân hàngcũng cần chủ động rà soát đẩy nhanh tiến độ phê duyệt cấp tín dụng đối với cácdự án, phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, các doanh nghiệp sử dụng nhiêùlao động. Đi đôi với việc mở rộng tín dụng, các ngân hàng cần kiểm soát tốt tốcđộ tăng trưởng tín dụng phù hợp với nguồn vốn huy động cả về quy mô và cơ cấu,phù hợp với tăng trưởng kinh tế địa phương. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ chấtlượng tín dụng. Đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng, nâng cao chất lượng tíndụng lành mạnh.

Bên cạnh đó, thường xuyên đánh giá việc cho vay đối với cáclĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như: tín dụng bất động sản, nhóm khách hàng lớn,đối với các dự án có thời gian thu hồi vốn dài, các dự án BT, BOT giao thông.Tiếp tục triển khai các gói sản phẩm tín dụng dựa trên mô hình liên kết theochuỗi giá trị, cho vay phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nôngnghiệp sạch, các chương trình chính sách tín dụng, nhất là chương trình kết nôíngân hàng- doanh nghiệp, chương trình bình ổn thị trường.

Để nguồn vốn tín dụng thực sự phát huy hiệu quả, các ngânhàng tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụnggiữa tổ chức tín dụng với khách hàng. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàngtiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật, đồngthời góp phần hỗ trợ doanh nghiệp và người dân duy trì, phát triển sản xuất,kinh doanh.

Bài, ảnh:Nguyễn Thơm

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/mo-rong-tin-dung-co-hieu-qua-de-ho-tru-tang-truong-kinh-te-20200305081221396p2c20.htm