Ngắm nguyệt thực nửa tối

Khuya 5-5 và rạng sáng 6-5, hiện tượng nguyệt thực nửa tối khá thú vị đã xuất hiện trên bầu trời. Phóng viên Kiên Giang Online đã ghi lại một số hình ảnh, xin giới thiệu.

Nguyệt thực nửa tối xuất hiện trên bầu trời TP. Rạch Giá (Kiên Giang) rạng sáng 6-5.

Nguyệt thực nửa tối xuất hiện trên bầu trời TP. Rạch Giá (Kiên Giang) rạng sáng 6-5.

Nguyệt thực nửa tối là hiện tượng mặt trăng đi vào vùng bóng nửa tối của trái đất. Tương tự như nguyệt thực toàn phần hoặc một phần, thời điểm diễn ra hiện tượng này là lân cận ngày trăng tròn, khi mặt trăng nào phía bên kia của trái đất so với mặt trời và ba thiên thể gần như thẳng hàng.

Khác nguyệt thực toàn phần hoặc bán phần, mặt trăng trong kỳ nguyệt thực nửa tối chỉ bị tối đi đôi chút hoặc đỏ nhẹ chứ không chuyển sang màu rực. Tuy nhiên, ở những nơi khí quyển ô nhiễm thì sự chuyển màu có thể không rõ nét.

Nguyệt thực nửa tối đạt cực đại lúc hơn 0 giờ ngày 6-5 và kết thúc lúc hơn 2 giờ sáng cùng ngày.

Theo Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA), đêm 5-5 mặt trăng đi vào vùng bóng nửa tối của trái đất và chỉ nhận được một phần ánh sáng từ mặt trời so với mọi khi. Gần như toàn bộ khu vực châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Đại Dương cũng sẽ theo dõi được hiện tượng này.

Vào thời điểm này trong năm, mặt trăng còn được gọi là “trăng hoa”, “trăng sữa” hoặc “trăng ngô” do lấy cảm hứng từ những loài thực vật nở hoa vào đầu tháng 5.

Theo VACA mặt trăng xuất hiện sáng và tròn trên khắp thế giới từ ngày 5 đến 7-5.

TRUNG HIẾU - THỦY TIÊNthực hiện

Nguồn Kiên Giang: http://baokiengiang.vn//xa-hoi/ngam-nguyet-thuc-nua-toi-13689.html