Nho Quan: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ được xem là 'cơ hội vàng' giúp người lao động có thêm việc làm, cải thiện cuộc sống, nhất là vào thời điểm nông nhàn. Đã có hàng nghìn lao động trên địa bàn huyện Nho Quan được đào tạo nghề, song thực tế đến nay, không có nhiều lao động duy trì và ổn định được cuộc sống từ nghề đã học. Thực trạng này chắc chắn không chỉ riêng trên địa bàn huyện Nho Quan.

Làng nghề gốm Gia Thủy (Nho Quan) tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Ảnh: Trường Giang

Chuyện “khát”việc làm ở các xã có tỷ lệhộ nghèo cao

Xã Thượng Hòa làmột trong 9 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao của huyện Nho Quan. Nói về nguyên nhân đóinghèo, đồng chí Tống Thị Quỳnh Nhiễu, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Toàn xã có1.893 hộ với 6.928 khẩu. Vốn là một xã thuần nông, Đảng ủy, UBND xã xác địnhhướng đi trước mắt là tâp trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nôngnghiệp, vận động nhân dân tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưanhững cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Tuy nhiên, do đặc điểm làvùng chiêm trũng, điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên sản xuất nông nghiệpgặp nhiều khó khăn. Tổng diện tích trồng lúa của xã hơn 600 ha thì có gần 40%diện tích lúa ở ngoài đê. Vì vậy, năng suất cây lúa phụ thuộc hoàn toàn vào…ông trời. Năm nào lũ tiểu mãn về sớm thì diện tích lúa ngoài đê coi như mấttrắng.

Không thuận lơịtrong sản xuất nông nghiệp, nên vấn đề dạy nghề, tạo việc làm cho lao động địaphương luôn được xã xác định là nhiệm vụ trọng tâm nhằm giúp bà con xóa đói,giảm nghèo. Đặc biệt, thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về Đàotạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, xã đã tiến hành khảo sát nhu câùhọc nghề của nhân dân trong xã. Trên cơ sở đó báo cáo với huyện để xây dựng kế hoạchđào tạo nghề phù hợp với lao động địa phương. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫnchưa có nghề nào thực sự phát huy hiệu quả đối với cuộc sống của bà con. “Trướcđây, một số doanh nghiệp của tỉnh về mở lớp dạy trồng nấm, đan chiếu trúc, bèobồng…cho bà con trong xã. Học viên chưa kịp có thu nhập từ nghề thì doanhnghiệp đã … một đi không trở lại. Người nông dân đành phải bỏ nghề vì không thểtự tìm được đầu ra cho sản phẩm”- đồng chí Tống Thị Quỳnh Nhiễu nói. Không cóviệc làm, đa số lao động địa phương phải ly hương tìm việc. Nam giới thìlàm nghề thợ xây đi làm ăn ở các tỉnh miền núi phía Bắc, còn một số chị em phụnữ đi làm cho các doanh nghiệp ở vùng lân cận. Tuy nhiên, do địa bàn doanhnghiệp đóng ở xa nên nhiều chị em không duy trì được công việc. Từ năm 2012 đếnnay, xã không mở thêm được một lớp dạy nghề nào nữa.

Cũng như xãThượng Hòa, chặng đường giảm nghèo của xã Thanh Lạc cũng bộn bề khó khăn dongười lao động không có việc làm lúc nông nhàn. Đã có thời điểm, gia đình bà VũThị Nương ở thôn Mai Xuân trở thành địa điểm để bà con trong xóm tập trung làmnghề đan bèo bồng sau khi được đào tạo nghề. Nhớ lại thời kỳ ấy, ánh mắt bàNương vẫn lấp lánh niềm vui: “Chỉ sau vài tháng học nghề, người dân Thanh Lạcđã thạo nghề đan chiếu trúc, đan bèo bồng, xuyên hạt cườm… và đã bắt đầu có thunhập từ các nghề này. Giá trị của một ngày công lao động không cao, chỉ chừng30-40 nghìn đồng/người/ngày, song cả xóm, cả làng, nhà ai cũng say sưa làm nghềvới mong muốn sẽ có được một khoản thu nhập kha khá trang trải cho cuộc sống.Nhưng chỉ vài tháng sau đó, doanh nghiệp không về thu mua sản phẩm nữa. Nghềphụ mai một dần rồi mất hẳn. Không có việc làm thêm, cuộc sống của gia đình tôirất khó khăn”.

Cũng vì không cóviệc làm thêm, như nhiều hộ gia đình khác, ông Đinh Văn Điền ở thôn Mai Xuânđầu tư xây dựng chuồng trại để chăn nuôi lợn. “Việc chăn nuôi nhiều rủi ro lắm.Mấy năm trước, gia đình tôi đã lao đao vì giá lợn xuống thấp kỷ lục. Còn vưàqua, cả chuồng gồm 20 con lợn chừng 40kg/con đang thời lớn nhanh đã bị nhiễmdịch tả lợn châu Phi. Khoản tiền Nhà nước hỗ trợ cũng chỉ vớt vát một phần chiphí tiền giống, tôi còn bị “âm” vào cả chục triệu đồng tiền thức ăn chăn nuôi.Vợ chồng tôi đều cao tuổi, không muốn chăn nuôi lợn nữa vì ngoài tính rủi rocao, nuôi lợn trong khu dân cư cũng không phù hợp vì ô nhiễm môi trường. Nhưngvì không có việc làm, chúng tôi đành phải mạo hiểm vậy”- ông Điền nói.

Ông Nguyễn ViệtHồng, cán bộ lao động xã Thanh Lạc cho biết, hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của xãcòn 7,99%. Con số này là thách thức lớn cho tiến độ về đích nông thôn mới củaxã mà trước mắt vẫn chưa biết “gỡ” bằng cách nào.

Đào tạo nghề gắnliền với giải quyếtviệc làm

Theo lãnh đạoPhòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Nho Quan, trên cơ sở Đề án đào tạonghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,UBND huyện Nho Quan cũng đã xây dựng Đề án về việc đào tạo nghề cho lao độngnông thôn đến năm 2020 với mục tiêu cụ thể, mỗi năm bình quân đào tạo nghề chotừ 1.800-1.900 lao động (khoảng 2,2% dân số trong độ tuổi lao động), trong đódạy nghề phi nông nghiệp cho 1.200 lao động, dạy nghề nông nghiệp cho 600 laođộng.

Để thực hiện đượcmục tiêu này, huyện Nho Quan đã làm chắc công tác khảo sát nhu cầu học nghề,thị trường lao động, đồng thời đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nhằm nâng caonhận thức cho người dân về công tác học nghề thông qua các hội nghị chuyên đề,hội nghị lồng ghép công tác chuyên môn. Đặc biệt, hàng năm, UBND huyện phối hợpvới Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưuđộng, qua đó cấp phát tờ rơi cho nhân dân các xã, thị trấn, nhất là ở các xãvùng xa để tuyên truyền về công tác dạy nghề, phối hợp chặt chẽ với các cơ sởdạy nghề tuyển sinh, đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương.Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệpđược củng cố về số lượng, nâng cao về chất lượng. Cùng với việc tổ chức các lớphọc, huyện cũng tăng cường hoạt động giám sát nhằm phát hiện và kịp thời chấnchỉnh các sai sót, hạn chế trong quá trình đào tạo…

Kết quả, trong 9năm qua (2010-2019), toàn huyện đã thực hiện được 50 đề án với 5.259 lao độngđã được đào tạo với tổng kinh phí trên 5,6 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn mạnh mẽnhất là năm 2010, 2011 với việc thực hiện được 23 đề án, đào tạo nghề cho gần2.000 học viên với tổng kinh phí trên 3tỷ đồng. Trong đó, có 2 đề án dành cho trên 500 lao động nghèo, tập trung nhiêùvào các nghề đính hạt cườm, đan bèo bồng, trồng nấm… Tuy nhiên, hiệu quả củacông tác đào tạo nghề lại không thể hiện ở những con số học viên, số nghề đượcdạy. Mặc dù chưa có thống kê cụ thể, nhưng qua tìm hiểu thực tế cho thấy, khôngcó nhiều địa phương, không có nhiều nghề duy trì được cho đến hiện nay. “Họcnghề nhưng không duy trì được nghề đã học”- thực trạng này đã ảnh hưởng khôngnhỏ đến công tác đào tạo nghề của huyện trong giai đoạn gần đây. Cụ thể như năm2015, huyện không tổ chức được lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp nào do khôngtuyển được học viên.

Đồng chí NguyễnPhương Thiệu, Phó phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Nho Quan cho biếtthêm, trước những khó khăn chung trong công tác đào tạo nghề cho lao động nôngthôn, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Nho Quan đã tham mưu cho UBNDhuyện xây dựng kế hoạch, tạo hướng đi mới trong công tác đào tạo nghề. Cụ thể,thay vì đưa về những nghề mới, phụ thuộc vào thị trường thì huyện tuyên truyền,vận động, tư vấn cho các xã, thị trấn lựa chọn chính những nghề truyền thốngcủa địa phương để đào tạo. Nhằm giúp cho bà con nâng cao năng suất, chất lượng,tay nghề để tạo ra các sản phẩm đủ sức cạnh tranh và có chỗ đứng riêng trên thịtrường. Với phương châm đó, năm 2016, huyện tổ chức được 2 lớp dạy nghề xâydựng dân dụng cho lao động xã Phú Lộc và Xích Thổ. Năm 2018, dạy nghề mộc dândụng cho lao động xã Sơn Hà, kỹ thuật xây dựng cho lao động xã Xích Thổ và maycông nghiệp cho lao động xã Gia Sơn. Năm 2018, huyện chỉ tổ chức được một sốlớp dạy nghề nông nghiệp…

Tuy nhiên, đâychỉ là giải pháp trước mắt. Bởi không phải địa phương nào cũng có nghề truyềnthống, và không phải người dân nào cũng có khả năng học và làm những nghềtruyền thống đó. Để công tác đào tạo nghề gắn liền với giải quyết việc làm mộtcách lâu dài, bền vững sẽ là một mục tiêu lớn mà huyện Nho Quan đặt ra và quyếttâm làm trong thời gian tới. Song, để thực hiện được thì chỉ có nỗ lực của cácngành chức năng không thôi vẫn chưa đủ. Trong chặng đường gian nan này rất cầncó sự đồng hành, chung tay, góp sức vàtrách nhiệm cao của những doanh nghiệp thực sự có tâm, có tầm.

Đào Hằng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nho-quan-nang-cao-chat-luung-dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-20190809074840593p3c24.htm