Những câu chuyện nơi hè phố

Đã biết bao nhiều mùa cây thay lá, họ- những người lao động đã gắn bó non nửa đời người để mưu sinh trên những con phố nhỏ vẫn lặng thầm bên công việc của mình. Một bác thợ sửa giày, một ông thợ sửa xe đạp, một người thợ cắt tóc… những hình ảnh quá đỗi bình dị ấy đã mang đến một nét rất riêng trong cuộc sống ồn ào nơi phố thị…

Ông Vũ Quyết Chiến gắn bó với công việc sửa giày đã nhiều năm. Ảnh: Minh Quang

Năm nay, ông VũVăn Hướng phường Tân Thành (thành phố Ninh Bình) đã ngoài 70 tuổi. Trở về saucuộc chiến, mang trong mình di chứng chất độc da cam, ông Hướng cũng từng loayhoay đủ nghề để kiếm sống trước khi đến với nghề sửa chữa, vá xe đạp trên mộtgóc phố nhỏ ở đường Hải Thượng Lãn Ông. 20 năm gắn bó với cái nghề lấm lem dâùmỡ, đủ để xây đắp lên trong ông một tình yêu khó diễn tả thành lời với con phố nhỏnày. “Bây giờ, nhiều cơ sở khám, chữa bệnh, các hiệu thuốc tây mọc lên nên conphố nhỏ trở nên chật chội bởi lượng người đông đúc. Chứ ngày xưa, con phố nàycũng vắng vẻ, yên bình, mang dáng dấp của một miền quê với một vài rặng trexanh ngắt còn sót lại. Ngày ấy, hàng sửa xe đạp của tôi lại rất đông khách bơỉmọi người đi xe đạp nhiều. Bởi thế mà tôi mới có điều kiện nuôi 3 đứa con khônlớn, trong đó có một đứa học đến thạc sĩ đấy. ”- ông Hướng vui vẻ mở đầu câuchuyện.

Bằng tất cả sựcần mẫn với nghề, ông Hướng già đi cùng với nắng mưa, với những mùa cây thaylá. Chỉ có thành phố là ngày càng “trẻ” ra, sôi động, sầm uất hơn. Như một lẽđương nhiên, ông Hướng cũng ngày càng ít cơ hội để làm nghề vì không còn nhiêùngười đi xe đạp nữa, dù vậy, trừ lúc ốm đau ra thì ông cũng chưa bỏ ngày làmnào. Ông Hướng trầm ngâm, đằng sau vẻ hào nhoáng của phố thị thì vẫn còn nhiêùmảnh đời cơ cực lắm.

Khách hàng của tôi bây giờ chủ yếu là người bán hàng rong,thu mua phế liệu hoặc là các cháu học sinh… chịu khó ngồi đây, vất vả một chútnhưng mỗi ngày tôi cũng kiếm được vài chục ngàn. Số tiền không nhiều và cũngkhông còn ý nghĩa lắm vì cuộc sống của tôi giờ cũng tạm ổn, song tôi vẫn thâývui vì việc mình làm còn nhiều ý nghĩa. Cả dãy phố này có mình tôi là sửa xe đạp,nhưng có nhiều người bán hàng nước, thợ cắt tóc hay lái xe ôm… mỗi người mộthoàn cảnh, ai cũng phải kiếm kế sinh nhai song mọi người đoàn kết, vui vẻ lắm.Đã ra với vỉa hè rồi là xem nhau như anh em, bạn bè. Ngày nào không ra được làbuồn lắm, thấy nhớ bạn bè và nhớ cả góc phố quen.

Bắt đầu công việcsửa chữa giầy dép ở vỉa hè phố Vân Giang khi mái tóc còn xanh, khi trên vai còntrĩu gánh nặng với gia đình, tính đến nay, cũng đã 20 năm có lẻ ông Vũ QuyếtChiến gắn bó với công việc ở góc phố này.Theo lời kể của ông Chiến, thời mà ông mới bắt đầu làm thợ đóng giày thìlượng khách rất ít. Chỉ những ai có thu nhập khá thì mới sắm được đôi giày.

Bơỉvậy, người thợ phải thực sự có tay nghề, tâm huyết với nghề thì mới có kháchhàng. Khách đến đóng giày không phải ai cũng có một đôi bàn chân hoàn hảo, cónhững người bị khiếm khuyết bàn chân do bẩm sinh hoặc tai nạn cũng tìm đến tiệmgiày của ông Chiến. Để đóng giày cho những trường hợp này, người thợ phải bỏcông sức mới có được đôi giày như ý, phù hợp với khiếm khuyết của bàn chânkhách, vừa mang tính thẩm mỹ cao.

Đóng giày cho những trường hợp này cực nhọclà thế, nhưng tiền công thì cũng chỉ như người bình thường, thậm chí ông cònbớt tiền công cho những trường hợp khách có hoàn cảnh khó khăn. Bởi vậy, ông Chiếnchẳng nhớ nổi là mình đã đóng được bao nhiêu đôi giày, song trong số nhữngngười khách được ông Chiến đóng giày thì còn nhiều người nhớ tới ông lắm.

Từ chục năm trởlại đây, khi thị trường tràn ngập các loại giày, dép với đủ mọi kiểu dáng, mâũmã đẹp thì người tiêu dùng chọn cách mua giày thay vì đóng giày như trước đây.Bởi thế, ông Chiến chuyển sang làm thợ sửa giày dép. ở chỗ làm, ông Chiến chuyêủ́ là nhận hàng của khách rồi xử lý những vấn đề đơn giản như khâu giày, dép,đánh bóng giày, còn những việc cầu kỳ hơn như dán đế giày, thay gót thì thườngmang về nhà, tranh thủ buổi trưa hoặc tối để làm, kịp trả cho khách vào ngàyhôm sau.

Với ông Chiến, để mưu sinh thì việc kiếm tiền là quan trọng, nhưngquan trọng hơn cả là phải giữ chữ tín. Làm sao để khách tới sửa một lần là tintưởng, có thể đến tiếp trong những lần sau và giới thiệu thêm cho những kháchmới… Cứ như thế, tự bao năm nay, hình ảnh người thợ sửa giày cần mẫn làm việckhông quản nắng mưa đã trở nên quá đỗi quen thuộc, mang đến cảm giác bình yênđối với những người từng đi qua con phố này.

“Hơn 20 năm gắn bó với nghề sưảgiày, góc phố nhỏ ở cổng chợ Rồng đã trở thành nơi ắp đầy bao kỷ niệm buồn, vuiđối với tôi. Bởi vậy, dù bây giờ không phải nặng về vấn đề cơm, áo, song ngàynào cũng vậy, cứ 7 giờ sáng là tôi dọn hàng ra đây và chỉ về nhà khi đồng hồđiểm 6 giờ chiều. Tôi làm quanh năm cho đến tận ngày 30 Tết. Những khi không cókhách, tôi lại chậm rãi ngắm nhìn phố phường, để thấy được sự đổi thay rõ rệtcủa khu phố sầm uất bậc nhất thành phố này.”- ông Chiến xúc động cho biết thêm.

Nguyễn Hùng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nhung-cau-chuyen-noi-he-pho-20191226083953144p3c24.htm