Những ngôi nhà chống cướp biển độc đáo trên đảo Ikaria

Đảo Ikaria của Hy Lạp ở biển Aegean là nơi có nhiều ngôi nhà chống cướp đặc biệt bởi chúng ngụy trang vào thiên nhiên, được xây dựng dưới những tảng đá khổng lồ để khiến chúng khó bị hải tặc phát hiện hơn.

Ngày nay, đảo Ikaria là một địa điểm du lịch nổi tiếng với những bãi biển đầy cát, những ngôi làng đẹp như tranh vẽ và cảnh quan thiên nhiên hoang sơ.

Ngày nay, đảo Ikaria là một địa điểm du lịch nổi tiếng với những bãi biển đầy cát, những ngôi làng đẹp như tranh vẽ và cảnh quan thiên nhiên hoang sơ.

Hàng trăm năm trước, đảo Ikaria là mục tiêu hàng đầu của những tên cướp biển gọi Aegean là quê hương của chúng.

Hàng trăm năm trước, đảo Ikaria là mục tiêu hàng đầu của những tên cướp biển gọi Aegean là quê hương của chúng.

Để bảo vệ bản thân khỏi các cuộc tấn công của cướp biển, người dân địa phương bắt đầu xây dựng những ngôi nhà chống cướp biển sâu trong núi, để hòn đảo của họ trông giống như nơi không có người ở.

Để bảo vệ bản thân khỏi các cuộc tấn công của cướp biển, người dân địa phương bắt đầu xây dựng những ngôi nhà chống cướp biển sâu trong núi, để hòn đảo của họ trông giống như nơi không có người ở.

Tại một số thời điểm trong quá khứ, toàn bộ cư dân của đảo Ikaria đã phải giấu mình trong những ngôi nhà bằng đá này để không thu hút sự chú ý của cướp biển, trừ khi chúng trực tiếp đặt chân lên hòn đảo tìm kiếm.

Tại một số thời điểm trong quá khứ, toàn bộ cư dân của đảo Ikaria đã phải giấu mình trong những ngôi nhà bằng đá này để không thu hút sự chú ý của cướp biển, trừ khi chúng trực tiếp đặt chân lên hòn đảo tìm kiếm.

Các ghi chép lịch sử cho thấy nạn cướp biển đã hoành hành Ikaria và các đảo khác của Aegean từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, nhưng mọi thứ chỉ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

Các ghi chép lịch sử cho thấy nạn cướp biển đã hoành hành Ikaria và các đảo khác của Aegean từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, nhưng mọi thứ chỉ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

Các cuộc đột kích vào hòn đảo xảy ra cả dưới sự cai trị của La Mã và Byzantine, và vào thế kỷ 14, sau khi hòn đảo trở thành một phần của Cộng hòa Genoa.

Các cuộc đột kích vào hòn đảo xảy ra cả dưới sự cai trị của La Mã và Byzantine, và vào thế kỷ 14, sau khi hòn đảo trở thành một phần của Cộng hòa Genoa.

Nạn cướp biển trở nên tồi tệ đến mức người dân địa phương đã phá hủy các cảng của chính họ để ngăn chặn các cuộc xâm lược. Tuy nhiên những điều này vẫn là chưa đủ, hòn đảo vẫn phải tiếp tục chịu nhiều đợt tấn công từ cướp biển.

Nạn cướp biển trở nên tồi tệ đến mức người dân địa phương đã phá hủy các cảng của chính họ để ngăn chặn các cuộc xâm lược. Tuy nhiên những điều này vẫn là chưa đủ, hòn đảo vẫn phải tiếp tục chịu nhiều đợt tấn công từ cướp biển.

Sau đó người dân đảo nghĩ ra cách xây dựng "những ngôi nhà chống cướp biển" để đánh lạc hướng sự chú ý của những tên hải tặc.

Sau đó người dân đảo nghĩ ra cách xây dựng "những ngôi nhà chống cướp biển" để đánh lạc hướng sự chú ý của những tên hải tặc.

Để tránh thu hút sự chú ý, các ngôi nhà thường chỉ có một tầng, thấp hơn tảng đá hoặc vách đá ngụy trang cho nó và chúng cũng không có ống khói để ngăn các cột khói bay lên.

Để tránh thu hút sự chú ý, các ngôi nhà thường chỉ có một tầng, thấp hơn tảng đá hoặc vách đá ngụy trang cho nó và chúng cũng không có ống khói để ngăn các cột khói bay lên.

Người dân địa phương chủ yếu tương tác vào ban đêm và tránh sử dụng lửa hoặc bất kỳ nguồn ánh sáng nào, thậm chí họ còn không nuôi chó vì sợ rằng tiếng sủa của chúng sẽ thu hút những vị khách không mời. Ảnh: IT.

Người dân địa phương chủ yếu tương tác vào ban đêm và tránh sử dụng lửa hoặc bất kỳ nguồn ánh sáng nào, thậm chí họ còn không nuôi chó vì sợ rằng tiếng sủa của chúng sẽ thu hút những vị khách không mời. Ảnh: IT.

Thảo Nguyên

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/the-gioi/nhung-ngoi-nha-chong-cuop-bien-doc-dao-tren-dao-ikaria-1778774.html