Rủi ro từ việc Mỹ đẩy Nga đến 'bên miệng hố chiến tranh' bằng B-52

Đối mặt với ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga ở Libya và đông Địa Trung Hải, Mỹ đã mở các cuộc tập trận quân sự với các quốc gia Bắc Phi là Tunisia và Morocco để thể hiện sức mạnh chống lại Moscow.

Đối mặt với ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga ở Libya và đông Địa Trung Hải, Mỹ đã mở các cuộc tập trận quân sự với các quốc gia Bắc Phi là Tunisia và Morocco để thể hiện sức mạnh chống lại Moscow.

Lực lượng phòng thủ Nga công bố đoạn băng ghi lại cảnh hệ thống S-400 diệt thành công mục tiêu trong diễn tập gần Baltic hôm 16-9.

Lực lượng phòng thủ Nga công bố đoạn băng ghi lại cảnh hệ thống S-400 diệt thành công mục tiêu trong diễn tập gần Baltic hôm 16-9.

Cuộc tập trận ngày 7-9 với Tunisia bao gồm 2 máy bay ném bom B-52 có khả năng hạt nhân và 2 chiếc F-5 của Tunisia. Bộ Tư lệnh Châu Phi của Mỹ (AFRICOM) cho biết, nhiệm vụ huấn luyện lần này là nhằm mục đích tăng cường khả năng tương tác và khả năng phản ứng tập thể “để đảm bảo an ninh và ổn định trong lục địa Châu Phi”. Trước đó 1 ngày, các máy bay B-52 đã cùng với 4 chiếc F-16 của Morocco tham gia nhiệm vụ huấn luyện khác để đánh chặn tàu USS Roosevelt, vốn đang mô phỏng một tàu thù địch ở phía nam Biển Địa Trung Hải.

“An ninh và ổn định của lục địa Châu Phi là lợi ích quan trọng của Mỹ”, tướng Joel Tyler, Giám đốc Bộ Tư lệnh Tác chiến Châu Phi của Mỹ, cho biết. Theo vị tướng này, các cuộc tập trận cho thấy, “tầm chiến lược của lực lượng chung và cam kết tập thể của chúng ta trong việc ngăn chặn ảnh hưởng xấu ở Châu Phi”. Các quan chức cấp cao Tunisia và chỉ huy AFRICOM, tướng Stephen Townsend hội đàm hồi đầu tháng 9, trong đó cả hai tập trung vào những mối quan tâm chung về ổn định khu vực và mong muốn “nhổ cỏ tận gốc” các tổ chức cực đoan bạo lực.

Tunisia là nước láng giềng gần kề với Libya bị chiến tranh tàn phá, nơi các lính đánh thuê của Nhóm Wagner đang chiến đấu cùng với lực lượng chính quyền miền đông của ông Khalifa Haftar chống lại Chính phủ Hiệp ước Quốc gia (GNA) có trụ sở tại Tripoli được LHQ công nhận. Ông Haftar được Nga, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Ai Cập ủng hộ trong khi GNA nhận được sự hỗ trợ từ Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia đã điều quân giúp xoay chuyển cục diện cuộc chiến có lợi cho GNA và buộc lực lượng của ông Haftar phải chấm dứt cuộc tấn công kéo dài 1 năm. trên Tripoli và rút lui về thành phố giàu dầu mỏ Sirte.

Các chuyên gia cho rằng, các cuộc tập trận của quân đội Mỹ với Tunisia và Morocco phản ánh mối quan ngại gia tăng ở Washington về nỗ lực của Nga nhằm giành ảnh hưởng lớn hơn tại Libya. Vào tháng 7, AFRICOM cáo buộc Nga cung cấp máy bay chiến đấu, xe bọc thép quân sự và hệ thống phòng không cho lính đánh thuê Wagner. Cáo buộc này được đưa ra gần 2 tháng sau khi AFRICOM cho biết Moscow đã gửi ít nhất 14 máy bay chiến đấu MiG-29 đến Libya qua Syria, nơi chúng được sơn để ngụy trang nguồn gốc từ Nga.

Washington lo ngại, Moscow đang cố gắng kiểm soát nguồn dầu mỏ giàu có của Libya và đảm bảo các thỏa thuận năng lượng lớn bằng cách củng cố vai trò của ông Haftar ở miền đông Libya. Các quan chức Mỹ tin rằng, Nga đang tìm cách bù đắp những tổn thất ở Libya sau sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Muammar Gaddafi. Việc ông Gaddafi bị lật đổ và thiệt mạng sau cuộc nổi dậy được NATO hậu thuẫn vào năm 2011 khiến Moscow mất hàng tỷ USD trong các hợp đồng đã ký. Người Mỹ và Châu Âu cũng lo ngại, sự hỗ trợ của Moscow đối với chính quyền của ông Haftar có thể giúp nước này giành được các căn cứ quân sự của Moscow trên bờ biển Libya và do đó đe dọa sườn phía nam của Châu Âu.

Vào tháng 5, Tướng Jeff Harrigian, người đứng đầu Lực lượng Không quân Mỹ ở Châu Âu và Châu Phi, cảnh báo, Nga có thể chiếm các căn cứ trên bờ biển của Libya, từ đó có thể triển khai các khẩu đội phòng không có thể ngăn chặn các cuộc tấn công của Mỹ. Trong một cuộc biểu dương lực lượng chống lại Nga, Mỹ đã điều động 6 chiếc B-52 Stratofortress cùng với máy bay từ 20 quốc gia đồng minh bay qua tất cả các nước NATO trong cuộc tập trận mang tên “Bầu trời đồng minh”. Giới chuyên gia lo ngại, động thái này của Washington. có thể đẩy Moscow đến “bên miệng hố chiến tranh”.

Đáp lại, Nga tổ chức các cuộc tập trận hải quân bắn đạn thật ở phía đông Địa Trung Hải trong khoảng thời gian từ ngày 8 đến ngày 22-9 và từ ngày 17 đến ngày 25-9 tại các khu vực nơi các tàu nghiên cứu địa chấn của Thổ Nhĩ Kỳ đang hoạt động. Người Nga nhận thấy có nhiều cơ hội để tăng cường ảnh hưởng ở phía đông Địa Trung Hải, vì Moscow hiện có quyền tiếp cận một căn cứ hải quân ở Tartus trên bờ biển Địa Trung Hải ở Syria. Căn cứ này có thể chứa 11 tàu chiến và thực hiện khả năng tác chiến trên khắp Địa Trung Hải. Moscow cũng điều hành căn cứ không quân Khmeimim ở thành phố Latakia của Syria.

Theo giới quan sát, Moscow coi sự hỗ trợ cho chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria là cơ hội vàng để gia tăng sức ép đối với Thổ Nhĩ Kỳ và EU, những nước đều phản đối ông Assad. Nga cũng sử dụng sự can dự quân sự của mình ở Syria như một đòn bẩy trong quan hệ với EU để thuyết phục Châu Âu tăng cường tài trợ để tái thiết đất nước Syria bị chiến tranh tàn phá và ngăn chặn tình trạng di cư bất thường và các tác động khác của chiến tranh.

KHẢ ANH

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/92_231682_rui-ro-tu-viec-my-day-nga-den-ben-mieng-ho-chien-tranh-bang-b-52.aspx