Sốc với cuộc sống của hoàng đế Phổ Nghi bị bắt làm tù binh

Hoàng đế Phổ Nghi là vị vua cuối cùng của nhà Thanh thời phong kiến. Sau khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh, vào tháng 8/1945, Phổ Nghi bị Hồng quân Liên Xô bắt giữ trên đường chạy trốn sang Nhật Bản.

Sinh năm 1905, hoàng đế Phổ Nghi được biết đến là vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc. Ông lên ngôi hoàng đế nhà Thanh vào tháng 11/1908. Cuộc đời của ông hoàng này có nhiều biến cố và "sóng gió".

Sinh năm 1905, hoàng đế Phổ Nghi được biết đến là vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc. Ông lên ngôi hoàng đế nhà Thanh vào tháng 11/1908. Cuộc đời của ông hoàng này có nhiều biến cố và "sóng gió".

Cụ thể, vào năm 1912, Dân quốc thành lập nên vua Phổ Nghi bị buộc thoái vị. Dù phải thoái vị nhưng ông hoàng này vẫn nhận được một số ưu đãi như không phải bỏ đế hiệu và tiếp tục được ở trong hoàng cung.

Cụ thể, vào năm 1912, Dân quốc thành lập nên vua Phổ Nghi bị buộc thoái vị. Dù phải thoái vị nhưng ông hoàng này vẫn nhận được một số ưu đãi như không phải bỏ đế hiệu và tiếp tục được ở trong hoàng cung.

Vào ngày 1/7/1917, Phổ Nghi nghe theo lời Trương Huân tuyên bố phục hồi đế chế, khôi phục niên hiệu Tuyên Thống. Thế nhưng, ông chỉ ngồi trên ngai vàng được 12 ngày rồi lại thoái vị. Nguyên do là Trương Huân thất bại, Phổ Nghi mất chỗ dựa.

Vào ngày 1/7/1917, Phổ Nghi nghe theo lời Trương Huân tuyên bố phục hồi đế chế, khôi phục niên hiệu Tuyên Thống. Thế nhưng, ông chỉ ngồi trên ngai vàng được 12 ngày rồi lại thoái vị. Nguyên do là Trương Huân thất bại, Phổ Nghi mất chỗ dựa.

Đến năm 1924, Phùng Ngọc Tường gây chính biến ở thủ đô Bắc Kinh. Khi biến cố này xảy đến, Phổ Nghi bị đuổi khỏi Tử Cấm Thành trước khi chạy vào Công sứ quán Nhật Bản.

Đến năm 1924, Phùng Ngọc Tường gây chính biến ở thủ đô Bắc Kinh. Khi biến cố này xảy đến, Phổ Nghi bị đuổi khỏi Tử Cấm Thành trước khi chạy vào Công sứ quán Nhật Bản.

Tiếp đến, tháng 2/1925, Nhật Bản bí mật đưa Phổ Nghi tới tô giới Nhật ở Thiên Tân trước khi đưa lên Đông Bắc năm 1931. Dưới sự ủng hộ của Nhật Bản, tháng 3/1932, ông trở thành người đứng đầu “Mãn Châu quốc”.

Tiếp đến, tháng 2/1925, Nhật Bản bí mật đưa Phổ Nghi tới tô giới Nhật ở Thiên Tân trước khi đưa lên Đông Bắc năm 1931. Dưới sự ủng hộ của Nhật Bản, tháng 3/1932, ông trở thành người đứng đầu “Mãn Châu quốc”.

Tháng 8/1945, Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật Bản khiến hàng chục ngàn người thương vong. Ngay sau đó, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng quân đồng minh. Vào ngày 17/8/1945, Phổ Nghi bị Hồng quân Liên Xô bắt giữ khi đang trên đường chạy trốn sang Nhật Bản. Theo đó, hoàng đế cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc sống 5 năm trong trại tù binh ở Siberia.

Tháng 8/1945, Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật Bản khiến hàng chục ngàn người thương vong. Ngay sau đó, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng quân đồng minh. Vào ngày 17/8/1945, Phổ Nghi bị Hồng quân Liên Xô bắt giữ khi đang trên đường chạy trốn sang Nhật Bản. Theo đó, hoàng đế cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc sống 5 năm trong trại tù binh ở Siberia.

Dù là một tù binh nhưng Phổ Nghi vẫn nhận được sự đối xử đặc biệt. Ông có người phục vụ chăm sóc từ bữa ăn cho đến kiểm tra sức khỏe. Chính phủ Liên Xô cũng cung cấp nhiều cuốn sách để Phổ Nghi đọc.

Dù là một tù binh nhưng Phổ Nghi vẫn nhận được sự đối xử đặc biệt. Ông có người phục vụ chăm sóc từ bữa ăn cho đến kiểm tra sức khỏe. Chính phủ Liên Xô cũng cung cấp nhiều cuốn sách để Phổ Nghi đọc.

Hoàng đế một thời của nhà Thanh cũng được Liên Xô bố trí cho máy radio, được ra ngoài đi dạo... Theo đó, Phổ Nghi có cuộc sống bình dị khác xa so với cuộc sống xa hoa trong hoàng cung khi làm hoàng đế.

Hoàng đế một thời của nhà Thanh cũng được Liên Xô bố trí cho máy radio, được ra ngoài đi dạo... Theo đó, Phổ Nghi có cuộc sống bình dị khác xa so với cuộc sống xa hoa trong hoàng cung khi làm hoàng đế.

Vào năm 1946, Phổ Nghi được đưa đến Nhật Bản làm nhân chứng tại Tòa Quân sự Quốc tế về vấn đề vùng Viễn Đông. Trong thời gian sống với thân phận tù binh ở Liên Xô, Phổ Nghi quyên góp một phần tài sản của mình cho chính quyền nước sở tại với lý do là hỗ trợ tái thiết sau chiến tranh. Sau 5 năm làm tù binh ở Liên Xô, vào năm 1950, Phổ Nghi được trao trả về Trung Quốc.

Vào năm 1946, Phổ Nghi được đưa đến Nhật Bản làm nhân chứng tại Tòa Quân sự Quốc tế về vấn đề vùng Viễn Đông. Trong thời gian sống với thân phận tù binh ở Liên Xô, Phổ Nghi quyên góp một phần tài sản của mình cho chính quyền nước sở tại với lý do là hỗ trợ tái thiết sau chiến tranh. Sau 5 năm làm tù binh ở Liên Xô, vào năm 1950, Phổ Nghi được trao trả về Trung Quốc.

Một thời gian sau khi trở về nước, Phổ Nghi được bổ nhiệm làm Ủy viên Ủy ban Văn sử, Hội nghị Chính trị Hiệp thương toàn Trung Quốc (Chính Hiệp).... Ông qua đời tại Bắc Kinh vì bệnh vào ngày 17/10/1967.

Một thời gian sau khi trở về nước, Phổ Nghi được bổ nhiệm làm Ủy viên Ủy ban Văn sử, Hội nghị Chính trị Hiệp thương toàn Trung Quốc (Chính Hiệp).... Ông qua đời tại Bắc Kinh vì bệnh vào ngày 17/10/1967.

Mời độc giả xem video: Tỷ phú công nghệ chiếm ưu thế trong giới siêu giàu Trung Quốc. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/soc-voi-cuoc-song-cua-hoang-de-pho-nghi-bi-bat-lam-tu-binh-1443978.html