Sự thật cái chết của Chu Du: Không phải vì ghen với Gia Cát Lượng

Trong Tam quốc diễn nghĩa, danh tướng nước Ngô là Chu Du được cho là đã tức thổ huyết mà chết sau khi bị Gia Cát Lượng lừa lấy mất 3 quận Kinh Châu nhưng sự thực lại không phải như vậy

Trong Tam Quốc, có vô số anh hùng, hào kiệt xuất hiện trong thời kỳ này. Ba tập đoàn mạnh nhất Tam Quốc là Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô, đều sở hữu những nhân tài, anh hùng hiếm có trong thiên hạ lúc bấy giờ. Trong thời kỳ đầy hỗn loạn này, Chu Du (175 - 210) được coi là trụ cột của Đông Ngô.

Trong Tam Quốc, có vô số anh hùng, hào kiệt xuất hiện trong thời kỳ này. Ba tập đoàn mạnh nhất Tam Quốc là Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô, đều sở hữu những nhân tài, anh hùng hiếm có trong thiên hạ lúc bấy giờ. Trong thời kỳ đầy hỗn loạn này, Chu Du (175 - 210) được coi là trụ cột của Đông Ngô.

Theo Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, “Gia Cát Lượng tam khí Chu Du” (ba lần chọc tức). Lần thứ nhất, khi Tào Nhân đại chiến Đông Ngô, Chu Du và Gia Cát Lượng giao hẹn

Theo Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, “Gia Cát Lượng tam khí Chu Du” (ba lần chọc tức). Lần thứ nhất, khi Tào Nhân đại chiến Đông Ngô, Chu Du và Gia Cát Lượng giao hẹn

Nếu Chu Du đánh lấy Nam Quận thất bại thì Lưu Bị đem quân đánh tiếp để chiếm lấy. Chu Du đánh lần đầu không thuận lợi, bị thương, bèn tương kế tựu kế đánh bại quân Tào, nhưng Gia Cát Lượng đã thừa cơ đánh úp chiếm được Nam Quận.

Nếu Chu Du đánh lấy Nam Quận thất bại thì Lưu Bị đem quân đánh tiếp để chiếm lấy. Chu Du đánh lần đầu không thuận lợi, bị thương, bèn tương kế tựu kế đánh bại quân Tào, nhưng Gia Cát Lượng đã thừa cơ đánh úp chiếm được Nam Quận.

Như thế là vừa không thất ước lại chiếm được địa bàn, trong khi Chu Du hao binh tổn tướng, bản thân bị thương mà trắng tay. Du uất quá, vết thương vỡ ra, ngã khỏi lưng ngựa.

Như thế là vừa không thất ước lại chiếm được địa bàn, trong khi Chu Du hao binh tổn tướng, bản thân bị thương mà trắng tay. Du uất quá, vết thương vỡ ra, ngã khỏi lưng ngựa.

Lần thứ hai, sau khi Cam phu nhân chết, Chu Du hiến kế cho Tôn Quyền đem gả em gái là Tôn Thượng Hương cho Lưu Bị nhằm dụ Bị tới Đông Ngô rồi bắt giết. Nào ngờ Ngô Quốc Thái (mẹ Tôn Quyền) lại yêu mến Lưu Bị. Chu Du nhân đó bày kế khác tách Bị khỏi Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Trương Phi…dùng thanh sắc mê hoặc Lưu Bị để ông ta vui hưởng lạc mà quên đi ý chí đánh lấy thiên hạ, nhưng lại thất bại.

Lần thứ hai, sau khi Cam phu nhân chết, Chu Du hiến kế cho Tôn Quyền đem gả em gái là Tôn Thượng Hương cho Lưu Bị nhằm dụ Bị tới Đông Ngô rồi bắt giết. Nào ngờ Ngô Quốc Thái (mẹ Tôn Quyền) lại yêu mến Lưu Bị. Chu Du nhân đó bày kế khác tách Bị khỏi Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Trương Phi…dùng thanh sắc mê hoặc Lưu Bị để ông ta vui hưởng lạc mà quên đi ý chí đánh lấy thiên hạ, nhưng lại thất bại.

Gia Cát Lượng lại bày kế để Lưu Bị an nhiên trở về Kinh Châu, lại còn khiến Chu Du trúng kế mai phục. Gia Cát Lượng cho binh sĩ đọc vang hai câu thơ “Chu Lang diệu kế yên thiên hạ/ Đã mất phu nhân lại thiệt quân”. Chu Du nghe xong uất quá, vết thương sắp lành lại vỡ ra.

Gia Cát Lượng lại bày kế để Lưu Bị an nhiên trở về Kinh Châu, lại còn khiến Chu Du trúng kế mai phục. Gia Cát Lượng cho binh sĩ đọc vang hai câu thơ “Chu Lang diệu kế yên thiên hạ/ Đã mất phu nhân lại thiệt quân”. Chu Du nghe xong uất quá, vết thương sắp lành lại vỡ ra.

Lần thứ ba, Lưu Bị mượn Đông Ngô 9 quận Kinh Tương để củng cố thực lực. Đông Ngô sợ nuôi hổ tất họa, ắt sẽ gây nên mối đe dọa cho mình nên năm lần bảy lượt yêu cầu Lưu Bị trả lại Kinh Châu. Gia Cát Lượng biết sau khi chiếm được Tây Xuyên sẽ phải trả Kinh Châu, nên cứ lần lữa không đánh lấy.

Lần thứ ba, Lưu Bị mượn Đông Ngô 9 quận Kinh Tương để củng cố thực lực. Đông Ngô sợ nuôi hổ tất họa, ắt sẽ gây nên mối đe dọa cho mình nên năm lần bảy lượt yêu cầu Lưu Bị trả lại Kinh Châu. Gia Cát Lượng biết sau khi chiếm được Tây Xuyên sẽ phải trả Kinh Châu, nên cứ lần lữa không đánh lấy.

Chu Du tức quá, bèn nghĩ ra kế mượn đường qua Kinh Châu để giúp Lưu Bị đánh lấy Tây Xuyên, thực chất là lấy lại Kinh Châu. Nhưng kế này bị Gia Cát Lượng đoán biết, bèn tương kế tựu kế, bao vây Chu Du. Du tức quá, vết thương cũ tái phát, kêu lớn một tiếng, hộc máu mà chết. Trước khi chết còn ngửa mặt mà than “Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng”.

Chu Du tức quá, bèn nghĩ ra kế mượn đường qua Kinh Châu để giúp Lưu Bị đánh lấy Tây Xuyên, thực chất là lấy lại Kinh Châu. Nhưng kế này bị Gia Cát Lượng đoán biết, bèn tương kế tựu kế, bao vây Chu Du. Du tức quá, vết thương cũ tái phát, kêu lớn một tiếng, hộc máu mà chết. Trước khi chết còn ngửa mặt mà than “Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng”.

Tất cả những điều này vô hình chung tạo nên một hình ảnh Du Chu là người hẹp hòi, luôn luôn đố kỵ với Gia Cát Lượng, cuối cùng lại bị chính tính cách này mà phải chết. Tuy nhiên, cái chết của Chu Du trong chính sử lại hoàn toàn không giống như vậy.

Tất cả những điều này vô hình chung tạo nên một hình ảnh Du Chu là người hẹp hòi, luôn luôn đố kỵ với Gia Cát Lượng, cuối cùng lại bị chính tính cách này mà phải chết. Tuy nhiên, cái chết của Chu Du trong chính sử lại hoàn toàn không giống như vậy.

Theo tài liệu lịch sử chính thống, Chu Du là một người rất tài giỏi, được binh lính và triều đình nhà Ngô vô cùng coi trọng, tín nhiệm. Sinh thời, ông còn được gọi là Chu Lang, một cái tên thể hiện sự tôn kính đối với người hào hoa, độ lượng. Đối với mọi người, ông đối xử rất mực khiêm tốn, lễ độ và thường lấy sự khiêm nhường để thu phục lòng người.

Theo tài liệu lịch sử chính thống, Chu Du là một người rất tài giỏi, được binh lính và triều đình nhà Ngô vô cùng coi trọng, tín nhiệm. Sinh thời, ông còn được gọi là Chu Lang, một cái tên thể hiện sự tôn kính đối với người hào hoa, độ lượng. Đối với mọi người, ông đối xử rất mực khiêm tốn, lễ độ và thường lấy sự khiêm nhường để thu phục lòng người.

Như vậy, không thể có chuyện Chu Du vì tức giận với Gia Cát Lượng mà tức thổ huyết mà chết như truyện Tam quốc diễn nghĩa miêu tả.

Như vậy, không thể có chuyện Chu Du vì tức giận với Gia Cát Lượng mà tức thổ huyết mà chết như truyện Tam quốc diễn nghĩa miêu tả.

Trên thực tế, Chu Du đúng là đã qua đời 2 năm sau trận chiến Xích Bích, nhưng là chết vì lâm bệnh nặng. Khi đó, ông đang tích cực chuẩn bị chiến dịch tấn công sang phía Tây để bình định Ba Thục, tiêu diệt Trương Lỗ. Sau đó là liên kết với Mã Siêu, kéo quân lên đánh chiếm Tương Dương, đột kích trung nguyên và tiêu diệt Tào Tháo.

Trên thực tế, Chu Du đúng là đã qua đời 2 năm sau trận chiến Xích Bích, nhưng là chết vì lâm bệnh nặng. Khi đó, ông đang tích cực chuẩn bị chiến dịch tấn công sang phía Tây để bình định Ba Thục, tiêu diệt Trương Lỗ. Sau đó là liên kết với Mã Siêu, kéo quân lên đánh chiếm Tương Dương, đột kích trung nguyên và tiêu diệt Tào Tháo.

Xem thêm video: Những sự thật thú vị về dấu vân tay ít người biết.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/su-that-cai-chet-cua-chu-du-khong-phai-vi-ghen-voi-gia-cat-luong-1792303.html