Vai trò của tình báo Nhật Bản trong cuộc tấn công Trân Châu Cảng

Ngày 7/12/1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng. Theo đó, Nhật Bản gây tổn thất lớn cho Mỹ. Phía Nhật Bản đạt được thành công này nhờ đóng góp quan trọng của lực lượng tình báo.

Vào 7h55 ngày 7/12/1941, 183 máy bay của hải quân Nhật Bản bất ngờ tấn công căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng, gần Honolulu trên đảo Oahu, tiểu bang Hawaii. Vào thời điểm đó, Mỹ vẫn giữ tính trung lập trong Thế chiến 2.

Vào 7h55 ngày 7/12/1941, 183 máy bay của hải quân Nhật Bản bất ngờ tấn công căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng, gần Honolulu trên đảo Oahu, tiểu bang Hawaii. Vào thời điểm đó, Mỹ vẫn giữ tính trung lập trong Thế chiến 2.

Cuộc tấn công Trân Châu Cảng được Nhật Bản tiến hành làm 2 đợt tấn công. Sau gần 2 giờ đồng hồ, lực lượng Nhật Bản đã khiến 20 tàu chiến Mỹ bị chìm hoặc hư hại, hơn 300 máy bay bị phá hủy và 2.403 binh sĩ, dân thường thiệt mạng. Số người bị thương lên đến hơn 1.100 người.

Cuộc tấn công Trân Châu Cảng được Nhật Bản tiến hành làm 2 đợt tấn công. Sau gần 2 giờ đồng hồ, lực lượng Nhật Bản đã khiến 20 tàu chiến Mỹ bị chìm hoặc hư hại, hơn 300 máy bay bị phá hủy và 2.403 binh sĩ, dân thường thiệt mạng. Số người bị thương lên đến hơn 1.100 người.

Theo đó, Nhật Bản đã gây tổn thất lớn cho Mỹ. Sự kiện này đã tạo ra bước ngoặt lớn trong Thế chiến 2. Vào ngày 8/12/1941, Tổng thống Mỹ Franklin D.Roosevelt phát biểu tại quốc hội và tuyên bố chiến tranh chống Nhật Bản.

Theo đó, Nhật Bản đã gây tổn thất lớn cho Mỹ. Sự kiện này đã tạo ra bước ngoặt lớn trong Thế chiến 2. Vào ngày 8/12/1941, Tổng thống Mỹ Franklin D.Roosevelt phát biểu tại quốc hội và tuyên bố chiến tranh chống Nhật Bản.

Thành công của cuộc tấn công Trân Châu Cảng của Nhật Bản có sự đóng góp to lớn từ lực lượng tình báo. Theo các tài liệu được giải mật, từ năm 1934, Nhật Bản đã bí mật xây dựng mạng lưới gián điệp hoạt động trên lãnh thổ Mỹ đồng thời chuẩn bị cho một cuộc chiến với nước này.

Thành công của cuộc tấn công Trân Châu Cảng của Nhật Bản có sự đóng góp to lớn từ lực lượng tình báo. Theo các tài liệu được giải mật, từ năm 1934, Nhật Bản đã bí mật xây dựng mạng lưới gián điệp hoạt động trên lãnh thổ Mỹ đồng thời chuẩn bị cho một cuộc chiến với nước này.

Trong đó, mạng lưới điệp viên của Nhật Bản hoạt động nhiều ở bờ biển phía Tây nước Mỹ và cả ở Hawaii. Trung đội trưởng Naokuni Nomura của Hải quân Thiên hoàng (viết tắt IJN) đã cho người bố trí, lắp đặt một máy thu vô tuyến đặt trong một nông trang ở ngoại ô Los Angeles nhằm can thiệp các liên lạc của Hải quân Mỹ. Nhờ vậy, Trung đội trưởng Nomura đã nhanh chóng thu được các thông tin về khả năng dùng pháo của lực lượng hải quân Mỹ.

Trong đó, mạng lưới điệp viên của Nhật Bản hoạt động nhiều ở bờ biển phía Tây nước Mỹ và cả ở Hawaii. Trung đội trưởng Naokuni Nomura của Hải quân Thiên hoàng (viết tắt IJN) đã cho người bố trí, lắp đặt một máy thu vô tuyến đặt trong một nông trang ở ngoại ô Los Angeles nhằm can thiệp các liên lạc của Hải quân Mỹ. Nhờ vậy, Trung đội trưởng Nomura đã nhanh chóng thu được các thông tin về khả năng dùng pháo của lực lượng hải quân Mỹ.

Đồng thời, mạng lưới tình báo của Nhật Bản còn cài cắm điệp viên ở nhiều nơi trên lãnh thổ xứ sở cờ hoa nhằm thu thập các thông tin liên quan đến sức mạnh quân sự của Mỹ, bao gồm các tàu chiến, pháo binh, chiến thuật...

Đồng thời, mạng lưới tình báo của Nhật Bản còn cài cắm điệp viên ở nhiều nơi trên lãnh thổ xứ sở cờ hoa nhằm thu thập các thông tin liên quan đến sức mạnh quân sự của Mỹ, bao gồm các tàu chiến, pháo binh, chiến thuật...

Nhật Bản cũng chiêu mộ một số điệp viên nước ngoài để thu thập tin tình báo của Mỹ. Trong số này có một điệp viên người Anh có tên Frederick Joseph Rutland. Người này làm việc cho Nhật Bản từ năm 1932 và làm nhiệm vụ tình báo nhắm vào khu vực bờ Tây nước Mỹ.

Nhật Bản cũng chiêu mộ một số điệp viên nước ngoài để thu thập tin tình báo của Mỹ. Trong số này có một điệp viên người Anh có tên Frederick Joseph Rutland. Người này làm việc cho Nhật Bản từ năm 1932 và làm nhiệm vụ tình báo nhắm vào khu vực bờ Tây nước Mỹ.

Trong khoảng thời gian từ giữa tháng 3 - 6/1941, tình báo Anh - Mỹ đã điều tra các gián điệp của Nhật Bản và bắt giữ 13 điệp viên hoạt động ở Bờ Tây và Hawaii. Theo lời khai của Al Blake - một công dân Mỹ, một người quen cũ là Torachi Kono đã từng đề nghị ông làm gián điệp cho Nhật Bản và hứa hẹn trả thù lao cao. Nhật Bản giao nhiệm vụ cho Blake thu thập tình báo về Trân Châu Cảng.

Trong khoảng thời gian từ giữa tháng 3 - 6/1941, tình báo Anh - Mỹ đã điều tra các gián điệp của Nhật Bản và bắt giữ 13 điệp viên hoạt động ở Bờ Tây và Hawaii. Theo lời khai của Al Blake - một công dân Mỹ, một người quen cũ là Torachi Kono đã từng đề nghị ông làm gián điệp cho Nhật Bản và hứa hẹn trả thù lao cao. Nhật Bản giao nhiệm vụ cho Blake thu thập tình báo về Trân Châu Cảng.

Khi Thế chiến 2 lan rộng ở châu Âu, Trung úy Takeo Yoshikawa của Hải quân đế quốc Nhật Bản được bổ nhiệm đến lãnh sự quán Nhật Bản ở Honolulu vào tháng 3/1941. Takeo thực chất là một điệp viên và mất 4 năm để nghiên cứu, nắm các thông tin quan trọng về Hải quân Mỹ, bao gồm tin tức về Trân Châu Cảng, tình hình tàu thuyền neo đậu...

Khi Thế chiến 2 lan rộng ở châu Âu, Trung úy Takeo Yoshikawa của Hải quân đế quốc Nhật Bản được bổ nhiệm đến lãnh sự quán Nhật Bản ở Honolulu vào tháng 3/1941. Takeo thực chất là một điệp viên và mất 4 năm để nghiên cứu, nắm các thông tin quan trọng về Hải quân Mỹ, bao gồm tin tức về Trân Châu Cảng, tình hình tàu thuyền neo đậu...

Takeo cũng hợp tác với một số điệp viên nước ngoài làm việc cho Nhật Bản cùng thu thập tin tình báo về Trân Châu Cảng từ năm 1936 - 1941. Từ những thông tin tình báo quan trọng mà mạng lưới điệp viên thu thập được, Nhật Bản đã lên kế hoạch tấn công Trân Châu Cảng một cách tỉ mỉ, chu toàn khiến Mỹ chịu thiệt hại lớn.

Takeo cũng hợp tác với một số điệp viên nước ngoài làm việc cho Nhật Bản cùng thu thập tin tình báo về Trân Châu Cảng từ năm 1936 - 1941. Từ những thông tin tình báo quan trọng mà mạng lưới điệp viên thu thập được, Nhật Bản đã lên kế hoạch tấn công Trân Châu Cảng một cách tỉ mỉ, chu toàn khiến Mỹ chịu thiệt hại lớn.

Mời độc giả xem video: “Soi” “tàu cá mập” gần nửa tỉ USD ở Mỹ.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vai-tro-cua-tinh-bao-nhat-ban-trong-cuoc-tan-cong-tran-chau-cang-1856477.html