Xúc động lễ tưởng niệm 64 liệt sỹ Gạc Ma trên biển Trường Sa

Trên hành trình 20 ngày qua 14 điểm đảo ở quần đảo Trường Sa, các cán bộ chiến sỹ và phóng viên trên đoàn tàu HQ561 đã đã dừng lại tại khu 3 đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc ma để tưởng niệm 64 anh hùng liệt sỹ những người đã tử chiến đến những giây phút để bảo vệ đảo Gạc Ma máu thịt của Tổ quốc.

 Giữa biển trời Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc, tàu 561 dừng lại trên vùng biển đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma, nơi mà cách đây hơn 30 năm về trước đã diễn ra cuộc chiến chống lại kẻ thù xâm lược, bảo vệ chủ quyền biển đảo thân yêu của Việt Nam.

Giữa biển trời Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc, tàu 561 dừng lại trên vùng biển đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma, nơi mà cách đây hơn 30 năm về trước đã diễn ra cuộc chiến chống lại kẻ thù xâm lược, bảo vệ chủ quyền biển đảo thân yêu của Việt Nam.

 Các cán bộ, chiến sỹ trên tàu 561 thành kính tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ, những người con trung kiên dũng cảm của đất mẹ Việt Nam đã chiến đấu và ngã xuống vì sự vững chắc trường tồn của chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

Các cán bộ, chiến sỹ trên tàu 561 thành kính tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ, những người con trung kiên dũng cảm của đất mẹ Việt Nam đã chiến đấu và ngã xuống vì sự vững chắc trường tồn của chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

 Quần đảo Trường Sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam XHCN. Mỗi rạn san hô, từng hạt cát, nhành cây, ngọn cỏ nơi đây đều mang hình hài của hồn thiêng sông núi.

Quần đảo Trường Sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam XHCN. Mỗi rạn san hô, từng hạt cát, nhành cây, ngọn cỏ nơi đây đều mang hình hài của hồn thiêng sông núi.

 Ngược dòng lịch sử, trước ý đồ độc chiếm Biển Đông, mở rộng không gian sinh tồn, ngày 14-3-1988, các lực lượng tàu chiến hùng hậu có trang bị vũ khí hiện đại Trung Quốc đã ngang nhiên bất chấp công lỹ và lẽ phải, bất ngờ tấn công quân sự, bắn chìm, bắn cháy 3 tàu vận tại và đánh chiếm một số đảo ngầm của ta.

Ngược dòng lịch sử, trước ý đồ độc chiếm Biển Đông, mở rộng không gian sinh tồn, ngày 14-3-1988, các lực lượng tàu chiến hùng hậu có trang bị vũ khí hiện đại Trung Quốc đã ngang nhiên bất chấp công lỹ và lẽ phải, bất ngờ tấn công quân sự, bắn chìm, bắn cháy 3 tàu vận tại và đánh chiếm một số đảo ngầm của ta.

 Với ý chí quyết tâm bảo vệ biển đảo của Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng cao cả, là mệnh lệnh trái tim của người lính, các lực lượng hải quốc và lực lượng công binh xây dựng đảo trong tay chỉ có cuốc xẻng, xà beng, súng bộ binh nhưng đã mưu trí, sáng tạo, anh dũng trong xử lý các tình huống để giữ vững chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Với ý chí quyết tâm bảo vệ biển đảo của Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng cao cả, là mệnh lệnh trái tim của người lính, các lực lượng hải quốc và lực lượng công binh xây dựng đảo trong tay chỉ có cuốc xẻng, xà beng, súng bộ binh nhưng đã mưu trí, sáng tạo, anh dũng trong xử lý các tình huống để giữ vững chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

 Trong cuộc chiến không cân sức đó, đã xuất hiện những tấm gương ngời sáng của cán bộ, thủy thủ các tàu HQ505, HQ 604, HQ605 thuộc Lữ đoàn 125 vùng 2, cùng cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn 146, vùng 4, Trung đoànCông binh 83 Hải quân.

Trong cuộc chiến không cân sức đó, đã xuất hiện những tấm gương ngời sáng của cán bộ, thủy thủ các tàu HQ505, HQ 604, HQ605 thuộc Lữ đoàn 125 vùng 2, cùng cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn 146, vùng 4, Trung đoànCông binh 83 Hải quân.

 Dù biết rằng sẽ hy sinh, nhưng các anh không hề run sợ, quyết không lùi bước, dũng cảm, ngoan cường, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ biển đảo đến hơi thở cuối cùng.

Dù biết rằng sẽ hy sinh, nhưng các anh không hề run sợ, quyết không lùi bước, dũng cảm, ngoan cường, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ biển đảo đến hơi thở cuối cùng.

 Anh hùng liệt sỹ Thiếu úy Trần Văn Phương – Phó Chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, trước lúc hy sinh anh đã hiên ngang quấn lá cờ Tổ quốc quanh thân mình, động viên đồng đội “không được lùi bước, phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của Quân chủng. Cảm phục Anh hùng, thuyền trưởng, Thiếu tá Vũ Huy Lễ trước tình thế mất đảo chỉ trong gang tấc đã bình tĩnh chỉ huy tàu HQ505 vừa chiến đấu, vừa nhanh chóng lao lên bãi ngầm Cô Lin để con tàu trở thành pháo đào và cột mốc chủ quyền bất khả xâm phạm

Anh hùng liệt sỹ Thiếu úy Trần Văn Phương – Phó Chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, trước lúc hy sinh anh đã hiên ngang quấn lá cờ Tổ quốc quanh thân mình, động viên đồng đội “không được lùi bước, phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của Quân chủng. Cảm phục Anh hùng, thuyền trưởng, Thiếu tá Vũ Huy Lễ trước tình thế mất đảo chỉ trong gang tấc đã bình tĩnh chỉ huy tàu HQ505 vừa chiến đấu, vừa nhanh chóng lao lên bãi ngầm Cô Lin để con tàu trở thành pháo đào và cột mốc chủ quyền bất khả xâm phạm

 Cuộc chiến đấu rạng sáng ngày 14-3-1988 ở Gạc ma đã đi vào lịch sử dân tộc như một dấu ấn không bao giờ phai trong tâm khảm mỗi người dân đất Việt. Điều đó đủ nói lên sự tàn khốc của chiến tranh và đau thương mất mát to lớn mà chúng ta phải gánh chịu.

Cuộc chiến đấu rạng sáng ngày 14-3-1988 ở Gạc ma đã đi vào lịch sử dân tộc như một dấu ấn không bao giờ phai trong tâm khảm mỗi người dân đất Việt. Điều đó đủ nói lên sự tàn khốc của chiến tranh và đau thương mất mát to lớn mà chúng ta phải gánh chịu.

 Những cánh hạc đưa các anh về trời. Những người lính nhiệt huyết mãi mãi để lại tuổi trẻ của mình nơi biển sâu nhưng ý chí quật cường của các anh đã trở thành tượng đài bất tử về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tiếp nối truyền thống đấu tranh giữ nước bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Những cánh hạc đưa các anh về trời. Những người lính nhiệt huyết mãi mãi để lại tuổi trẻ của mình nơi biển sâu nhưng ý chí quật cường của các anh đã trở thành tượng đài bất tử về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tiếp nối truyền thống đấu tranh giữ nước bất khuất của dân tộc Việt Nam.

 Máu của các anh đã hòa cùng biển sâu, nhắc nhở thế hệ muôn đời sau nhớ về tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Chính sự hy sinh của các anh đã đem lại những gì mà hiện tại chúng ta đang được nắm giữ, làm cho đất nước ta được nở hoa độc lập, kết trái tự do, các anh chết cho Tổ quốc sống mãi.

Máu của các anh đã hòa cùng biển sâu, nhắc nhở thế hệ muôn đời sau nhớ về tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Chính sự hy sinh của các anh đã đem lại những gì mà hiện tại chúng ta đang được nắm giữ, làm cho đất nước ta được nở hoa độc lập, kết trái tự do, các anh chết cho Tổ quốc sống mãi.

 Nhớ về các anh, các thế hệ sau luôn tự nhủ trong tâm khảm của mình, vinh quang nào cũng phải đánh đổi bằng mất mát hy sinh, hạnh phúc nào cũng phải đổi bằng xương máu và mồ hôi nước mắt.

Nhớ về các anh, các thế hệ sau luôn tự nhủ trong tâm khảm của mình, vinh quang nào cũng phải đánh đổi bằng mất mát hy sinh, hạnh phúc nào cũng phải đổi bằng xương máu và mồ hôi nước mắt.

 Tổ quốc ta nay đã vẹn toàn, non sông thu về một mối, người dân được sống trong độc lập tự do. Dẫu biết rằng, chúng ta luôn sẵn sàng khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, nhưng mỗi người nói chung và thế hệ trẻ nói riêng, có những câu chuyện lịch sử đau thương mà chúng ta không bao giờ được phép quên.

Tổ quốc ta nay đã vẹn toàn, non sông thu về một mối, người dân được sống trong độc lập tự do. Dẫu biết rằng, chúng ta luôn sẵn sàng khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, nhưng mỗi người nói chung và thế hệ trẻ nói riêng, có những câu chuyện lịch sử đau thương mà chúng ta không bao giờ được phép quên.

Khánh Huy

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.vn/xuc-dong-le-tuong-niem-64-liet-sy-gac-ma-tren-bien-truong-sa-183766.html