11 quan niệm sai lầm về bệnh nấm da không phải ai cũng biết
Nấm da là bệnh thường gặp, dù không để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng nếu mắc phải một vài sai lầm dưới đây có thể khiến tình trạng bệnh nấm da tiến triển nặng nề hơn.
Nội dung:
1. Sự thật nấm da xảy ra có phải do ở bẩn hay không?
2. Nấm da chỉ gây ảnh hưởng đến da
3. Nấm da chỉ có những triệu chứng tổn thương trên da
4. Bệnh nấm da chỉ xảy ra ở trẻ em
5. Nấm da không lây nhiễm
6. Triệu chứng nấm da sẽ xuất hiện ngay sau khi cơ thể nhiễm bệnh
7. Bạn không thể lây bệnh nấm da từ vật nuôi
8. Da đầu bong tróc chỉ là biểu hiện của gàu chứ không phải bệnh nấm da
9. Chỉ có người mắc bệnh nấm da mới cần được điều trị
10. Thuốc kháng sinh sẽ phát huy hiệu quả khi bạn muốn điều trị nấm da
11. Bệnh nấm da có thể tự khỏi hoàn toàn
Các bệnh nấm da thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe nhưng bệnh thường khó điều trị dứt điểm, tồn tại dai dẳng, dễ tái phát, gây khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống.
Bài viết này sẽ giúp bạn biết được những quan niệm sai lầm và sự thật về bệnh nấm da.
1. Sự thật nấm da xảy ra có phải do ở bẩn hay không?
Nếu nguyên nhân gây nấm da chỉ vì ở bẩn, trong khi bệnh nấm da lại phổ biến như vậy, thì thật đáng kinh hoàng đúng không?
Thực tế, có nhiều nguyên nhân gây nấm da như:
Vấn đề khí hậu: Nước ta là nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa. Khí hậu nóng ẩm là điều kiện thích hợp cho các loại nấm da lây lan và phát triển. Nấm da phát triển thuận lợi trong môi trường hơi kiềm có độ pH từ 7 đến 7,2.
Vì thế, những người hay ra mồ hôi như vận động viên, công nhân, người lao động nặng... thường hay bị nấm da đầu, hắc lào hoặc nấm kẽ tay chân… Tính chất những công việc này phải đổ mồ hôi nhiều và thường xuyên, khiến cơ thể họ luôn ẩm ướt, tạo điều kiện sinh bệnh.
Ngoài ra, chế độ sinh hoạt không khoa học, thói quen hay việc sử dụng thuốc không đúng cách cũng tạo điều kiện cho nấm da phát triển, cụ thể như:
Sử dụng xà phòng không đúng cách: sử dụng quá nhiều xà phòng sẽ tiêu diệt hết những vi khuẩn có lợi, mất cân bằng hệ vi khuẩn trên da, làm vi khuẩn gây hại và nấm men lấn át và gây bệnh ngoài da.
Do thói quen mặc áo ôm, quần bó: việc mặc quần áo chật chội khiến làn da bí bách, không thông thoáng và đổ mồ hôi ẩm ướt, cùng với nhiệt độ cao từ 27 - 35 độ C cũng tạo điều kiện cho nấm sinh sôi và phát triển nhanh chóng.
Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch hoặc phụ nữ bị rối loạn nội tiết, khiến vi nấm có cơ hội gây bệnh.
2. Nấm da chỉ gây ảnh hưởng đến da
Sự thật về nấm da là nó thường xuất hiện trên da, bao gồm cả da đầu nhưng nó cũng có thể xuất hiện ở móng tay hoặc móng chân. Vi khuẩn nấm gây bệnh nấm da xảy ra ở móng tay hoặc móng chân không tạo ra các đốm đỏ hình tròn nhưng lại khiến móng dày, vàng, giòn và dễ gãy hơn.
3. Nấm da chỉ có những triệu chứng tổn thương trên da
Nhiều người nghĩ rằng những bệnh nhân nấm da đều có triệu chứng đốm đỏ không hình dạng bong tróc hoặc có vảy xuất hiện trên da.
Nhưng sự thật về nấm da là nó có thể biểu hiện triệu chứng khác nhau ở một số người. Bạn có thể thấy những mảng đỏ xuất hiện trên da khi mắc bệnh hắc lào nhưng nó không nhất thiết phải là hình tròn. Đôi khi bệnh chỉ làm xuất hiện những nốt mụn đỏ rất dễ vỡ khi chạm vào.
4. Bệnh nấm da chỉ xảy ra ở trẻ em
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nấm da cao nhất. Do đặc tính làn da trẻ nhỏ mỏng manh, các bé lại có đề kháng yếu khiến dễ bị hăm, nấm. Tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi.
Việc tiếp xúc vùng da bị tổn thương của người nhiễm bệnh là con đường lây lan phổ biến và nhanh nhất. Vi khuẩn nấm có thể tấn công và ký sinh trên da của người bình thường sau khi tiếp xúc với bệnh nhân. Những người thân là người có nguy cơ bị bệnh cao.
Vi khuẩn gây bệnh trên cơ thể người bệnh có khả năng phát tán ra môi trường xung quanh một cách dễ dàng khiến cho người khác bị bệnh.
5. Nấm da không lây nhiễm
Điều này hoàn toàn ngược lại. Bệnh nấm da dễ lây và lây rất nhanh từ người này sang người khác, đặc biệt là ở những nơi công cộng như hồ bơi, phòng gym…
Trên thực tế, ký sinh trùng gây bệnh nấm da có thể tồn tại ở nhiều nơi như sàn nhà hoặc các loại đồ vật khác. Bạn không cần phải đụng chạm trực tiếp vào cơ thể của người bệnh mới bị lây nhiễm. Chỉ cần bạn sử dụng đồ vật đã có ký sinh trùng, bạn cũng có thể trở thành bệnh nhân nấm da.
Đó là lý do vì sao bác sĩ khuyên người mắc bệnh nấm da nên có một bộ vật dụng cá nhân riêng biệt như khăn mặt, lược, ga trải giường.
6. Triệu chứng nấm da sẽ xuất hiện ngay sau khi cơ thể nhiễm bệnh
Nấm tinea gây bệnh nấm da có thời gian ủ bệnh lâu dài. Những nốt đỏ gây ngứa da có thể xuất hiện vài ngày sau khi bạn tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh. Nếu bạn bị nấm da ở da đầu, bạn có thể không thấy dấu hiệu gì bất thường trong 2 tuần sau khi bị vi khuẩn gây bệnh nấm da tấn công.
7. Bạn không thể lây bệnh nấm da từ vật nuôi
Con người và vật nuôi có khả năng lây truyền nhiều bệnh cho nhau, trong đó có bệnh nấm da. Bạn không chỉ có thể lây bệnh nấm da từ thú cưng (chó, mèo, chim, thỏ) mà còn có nguy cơ truyền bệnh từ bạn sang chúng. Đó là lý do vì sao bạn cần đưa thú cưng đến bác sĩ thú y ngay khi nghi ngờ chúng có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm.
Đồng thời, bạn cũng cần cách ly người bệnh với vật nuôi hoặc cách ly con vật mắc bệnh với gia đình và những loại vật nuôi khác. Sau khi chạm vào thú cưng đang mắc bệnh, bạn phải rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và nước ấm.
8. Da đầu bong tróc chỉ là biểu hiện của gàu chứ không phải bệnh nấm da
Sự thật về nấm da trên da đầu là đôi khi nó không gây ra những đốm đỏ mà là loại nấm trắng, chỉ khiến da đầu bạn dễ đóng vảy, bong tróc giống như gàu.
Thời gian đầu nấm kích thích da đầu tiết ra bã nhờn, kết hợp với các tế bào chết tạo thành gàu. Người mắc bệnh thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy, sau đó bắt đầu xuất hiện tình trạng gàu bám thành mảng dày trên da đầu, thậm chí tràn cả ra những vùng lân cận như vành tai, trán và gáy.
9. Chỉ có người mắc bệnh nấm da mới cần được điều trị
Vì nấm da rất dễ lây lan nên những người sống chung với bệnh nhân nấm da cũng cần được điều trị, ngay cả khi họ không có bất kỳ triệu chứng bệnh nấm da nào.
Những đối tượng này nên sử dụng loại dầu gội hoặc sữa tắm đặc biệt có khả năng chống nấm trong suốt thời gian sống chung với người bệnh.
10. Thuốc kháng sinh sẽ phát huy hiệu quả khi bạn muốn điều trị nấm da
Sự thật về nấm da không phải như vậy. Nấm nấm da “miễn nhiễm” với các loại kháng sinh. Bệnh chỉ được điều trị bằng các loại thuốc chống nấm dạng dầu gội (với người bị nấm da da đầu), dạng thoa hoặc dạng uống.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phải sử dụng vài loại thuốc do bác sĩ chỉ định để thoát khỏi căn bệnh này.
Thực tế, sử dụng thuốc kháng sinh để trị nấm đối với những trường hợp bị nhiễm nấm nặng. Tuy nhiên, so với thuốc bôi ngoài, các dạng thuốc này có nguy cơ cao và dễ phát sinh cũng như gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
11. Bệnh nấm da có thể tự khỏi hoàn toàn
Điều đáng tiếc là bạn vẫn hoàn toàn có khả năng mắc bệnh trở lại dù trước đó đã điều khi khỏi căn bệnh này một hoặc vài lần. Nguy cơ tái phát bệnh thường xảy ra ở móng tay hoặc móng chân.
Khi bệnh đang ở giai đoạn nhẹ, bạn có thể chữa bệnh nấm da tại nhà bằng nhiều loại nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp như: tỏi, giấm táo, củ nghệ, dầu dừa… Nhưng việc chữa trị bệnh tại nhà là một con dao hai lưỡi. Nguyên nhân là vì bạn có thể nhanh chóng hết bệnh nhưng cũng có thể khiến bệnh diễn biến nhanh hơn vì cơ địa không tương thích với thành phần thiên nhiên bạn đang sử dụng.
Nấm da là một trong những căn bệnh da liễu truyền nhiễm khá phổ biến. Việc nhận biết chính xác những sự thật về bệnh nấm da sẽ giúp bạn có thêm tính chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh đúng hướng.
Tốt nhất bạn cần làm khi nghi ngờ mình đang có những triệu chứng của bệnh nấm da là hãy đi khám bệnh ngay. Bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra những lời khuyên phù hợp trong quá trình điều trị bệnh.
Nhận biết nhanh các dấu hiệu bệnh nấm da và cách điều trị hiệu quả