26 chuyên đề được giám sát, phản biện xã hội

Từ năm 2016 đến nay, MTTQ tỉnh chủ trì, phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội tiến hành giám sát và phản biện xã hội 26 chuyên đề.

Trong đó có 18 chuyên đề giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm các năm 2016, 2017, 2018; về công tác bảo vệ môi trường; hoạt động xét xử của TAND các cấp; việc cải thiện nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công; triển khai thực hiện chế độ hỗ trợ khám chữa bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số; việc chuyển giao ứng dụng và sử dụng quản lý tài chính phục vụ các đề tài dự án khoa học; thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI) về phát triển khoa học, công nghệ; việc thực hiện pháp luật về công khai các quyết định thanh tra giai đoạn 2015-2017; công tác quản lý, hoạt động một số cơ sở hành nghề y, dược tư nhân; việc quản lý, sử dụng đất đai của các cơ sở tôn giáo; thực hiện các quy định chính sách hỗ trợ học sinh và các trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; việc thực hiện chính sách pháp luật về khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu; cải cách thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị giai đoạn 2017-2019; chương trình phát triển thanh niên đến năm 2020; tình hình thực hiện an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường; thực hiện Luật Bình đẳng giới; thực hiện pháp luật về quản lý nông nghiệp, một số chính sách hỗ trợ nông nghiệp nông thôn; thực hiện chế độ chính sách đối với cựu chiến binh. 8 chuyên đề được tổ chức phản biện gồm có 5 chuyên đề được tổ chức hội nghị phản biện, 3 chuyên đề được gửi văn bản lấy ý kiến phản biện xã hội.

Sau giám sát, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh ban hành các văn bản kiến nghị đến các cơ quan đề nghị phản biện xã hội góp phần bảo đảm tính đúng đắn, hiệu quả, phù hợp thực tiễn đời sống xã hội. Qua đó phát huy quyền làm chủ của nhân dân, củng cố niềm tin nhân dân với Đảng, Nhà nước.

THU HÀ

Nguồn Phú Yên: http://www.baophuyen.com.vn/141/241150/26-chuyen-de-duoc-giam-sat-phan-bien-xa-hoi.html