3 bài học kinh tế từ Tổng thống Donald Trump dành cho người kế nhiệm Joe Biden

Từ những chính sách kinh tế của chính quyền Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Donald Trump có thể rút ra một số điểm hữu ích mà người kế nhiệm Joe Biden cần học hỏi.

Ông Joe Biden có thể học hỏi một số kinh nghiệm từ chính sách kinh tế của chính quyền tiền nhiệm của ông Donald Trump. (Nguồn: Onmanorama)

Ông Joe Biden có thể học hỏi một số kinh nghiệm từ chính sách kinh tế của chính quyền tiền nhiệm của ông Donald Trump. (Nguồn: Onmanorama)

Trong một bài viết trên tờ Financial Times, chuyên gia kỳ cựu Megan Greene của Trường Harvard Kennedy đã chỉ ra 3 bài học kinh tế có thể rút ra trong chính quyền của ông Donald Trump.

An toàn tài chính quá mức

Với hàng triệu người thất nghiệp, đại dịch Covid-19 vẫn hoành hành và nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, giải pháp quan trọng nhất trong năm 2021 là quản chặt chi tiêu và không bận tâm đến thâm hụt ngân sách.

Mặc dù nhiều nhà kinh tế nghĩ rằng Kế hoạch cắt giảm thuế và chi tiêu năm 2018 của Tổng thống Trump không đạt được nhiều kết quả nhưng cho thấy kích thích tài chính lớn không nhất thiết dẫn đến lạm phát.

Bằng chứng là nền kinh tế số 1 thế giới chỉ tăng trưởng hơn 2% trong năm 2017 và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4,1%, thấp hơn ước tính của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào thời điểm đó. Lo lắng về lạm phát, Fed đã tăng lãi suất 3 lần trong năm. Nhưng sau đó, vào năm 2018, nền kinh tế Mỹ đã đạt mức tăng chi tiêu do cắt giảm thuế trị giá 275 tỷ USD.

Tăng trưởng đã đạt gần 3% vào năm 2018 trước khi chậm lại 2,3% vào năm 2019. Nhưng nhờ các biện pháp ưu tiên của Fed, lạm phát cơ bản đang ở mức 2,1% vào tháng 12/2018 sau đó giảm xuống còn 1,6% vào cuối năm 2019. Lý thuyết kinh tế chuẩn không hoàn toàn sai, nhưng lạm phát dường như chỉ tăng nhẹ và trong một thời gian ngắn.

Nếu một biện pháp kích thích tài khóa lớn không tạo ra lạm phát với tốc độ tối đa của nền kinh tế, thì khả năng đó khó có thể xảy ra ngay bây giờ mặc dù một số nhà đầu tư đang bắt đầu lo lắng.

Giờ không phải lúc để thắt lưng buộc bụng

Các khoản thâm hụt thương mại lớn do chương trình kinh tế của ông Trump gây ra và khoản ngân sách khổng lồ chi cho cứu trợ đại dịch Covid-19 cũng không gây nguy hiểm ngay lập tức cho lãi suất đi vay.

Năm 2018, Mỹ đã chi nhiều hơn 665 tỷ USD so với mức chi tiêu trong năm 2017. Đến cuối năm 2019, con số này đã tăng lên 985 tỷ USD và đến năm 2020, nó đạt 3,1 tỷ USD. Tuy nhiên, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống còn 0,92%.

Lý thuyết truyền thống cho rằng khoản vay lớn của chính phủ đẩy chi phí đi vay cho các công ty và thu hút đầu tư tư nhân. Nhưng đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng đạt mức kỷ lục vào năm 2020, khi chênh lệch lãi suất đầu tư và nợ lãi chạm mức thấp kỷ lục.

Lãi suất tăng nhanh luôn là một mối nguy hiểm nhưng với lạm phát ổn định và Fed mới ra cam kết thúc đẩy nền kinh tế phát triển để thúc đẩy giá cả, hầu hết các nhà kinh tế không mấy lo ngại về vấn đề này.

Với lãi suất quá thấp, chính phủ Mỹ nên từ bỏ chính sách thắt lưng buộc bụng và tiếp tục các khoản vay để duy trì mạng lưới an toàn và tài chính cho sự phục hồi kinh tế.

Cần nhiều nỗ lực để tạo công ăn việc làm

Với hàng triệu người thất nghiệp vì đại dịch Covid-19, vì bị thay thế bởi ngành công nghiệp tự động hóa hay ảnh hưởng bởi các hiệp định thương mại tự do, chính quyền của ông Biden sẽ cần nhiều nỗ lực để tạo công ăn việc làm cho người dân hậu Covid-19.

Các nhà kinh tế David Autor, David Dorn và Gordon Hansen đã chỉ ra những tác động tàn khốc đối với người lao động Mỹ do cạnh tranh nhập khẩu từ Trung Quốc. Họ phát hiện rằng những điều chỉnh trên thị trường lao động chỉ có tác dụng rất ít và chậm chạp khi đối mặt với cú sốc thương mại tự do khiến những người lao động phải chuyển sang các lĩnh vực mới.

Lẽ dĩ nhiên, thương mại tự do mang lại lợi ích cho một nhóm người và cũng tạo ra những thiệt thòi cho một số người khác. Nhưng kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2016, Tổng thống Trump không có nhiều chính sách để giúp đỡ những người lao động phải chịu thiệt.

Vì vậy, đầu tư vào các chương trình đào tạo, các trường cao đẳng cộng đồng (điều mà Đệ nhất phu nhân Mỹ tương lai có thể tham gia) và chi tiêu vào cơ sở hạ tầng để tạo công ăn việc làm là những việc chính quyền mới của ông Joe Biden cần triển khai hậu Covid-19.

Sau những xáo trộn ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ trong thời gian qua, nước Mỹ sẽ sang trang và bước tiếp. Bất kể tốt xấu, những chính sách kinh tế dưới thời ông Trump đã để lại nhiều bài học hữu ích. Trong tương lai, chính quyền của ông Biden có thể đón nhận những bài học này, rút kinh nghiệm và phát huy để củng cố vị trí của nước Mỹ.

(theo Financial Times)

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/3-bai-hoc-kinh-te-tu-tong-thong-donald-trump-danh-cho-nguoi-ke-nhiem-joe-biden-131912.html