3 cách sử dụng máy lọc không khí siêu tiết kiệm điện bạn không ngờ tới

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề toàn cầu, vì vậy việc sử dụng máy lọc không khí đã được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Tuy nhiên, dùng sao để tiết kiệm điện lại là câu hỏi được quan tâm.

Máy lọc không khí là gì?

Máy lọc không khí là thiết bị giúp lọc bụi bẩn trong không khí.

Máy lọc không khí là thiết bị giúp lọc bụi bẩn trong không khí.

Máy lọc không khí là thiết bị giúp lọc bụi bẩn trong không khí. Mỗi lớp lọc sẽ có chức năng khác nhau. Từ đó, giúp loại bỏ mùi hôi, các tác nhân gây nên dị ứng.

Máy lọc không khí có tốn điện không?

Hiện nay, trên thị thường có đa dạng loại máy lọc không khí với nhiều mức công suất khác nhau. Các kỹ sư của một hãng điện tử nổi tiếng cho biết, nếu máy hoạt động liên tục, sử dụng khoảng 458 kWh/năm.

Tuy nhiên, nếu kết hợp thêm tính năng khác sẽ dẫn đến điện năng bị thay đổi. Vì vậy, hãy quan tâm các yếu tố quyết định đến mức tiêu thụ điện năng của thiết bị này:

- Công suất vận hành của máy lọc không khí: Với sự ra đời ngày càng nhiều các nhà máy công nghiệp, công trình xây dựng, khí thải từ phương tiện giao thông… đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Vì vậy, các nhà sản xuất đã cho ra đời sản phẩm ít tiêu tốn điện năng. Việc này vừa bảo vệ sức khỏe người dùng mà còn giảm chi phí điện năng.

- Thời gian vận hành và cách dùng ảnh hưởng đến hao tổn điện năng: Khi sử dụng bất kỳ thiết bị điện tử nào, cách dùng của bạn rất ảnh hưởng đến mức tiêu hao năng lượng, máy lọc không khí cũng vậy.

Bạn nên điều chỉnh hoạt động của máy theo nhu cầu và không gian sống của mình. Điều này làm cho khả năng làm sạch của thiết bị đạt hiệu quả và tiết kiệm điện năng. Hơn nữa, bạn càng sử dụng lâu dài, mức hao tổn điện năng càng cao. Do đó, bạn cần kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng cho thiết bị.

- Máy lọc không khí bám nhiều bụi bẩn: Việc hoạt động hàng ngày dẫn đến màng lọc bị tích trữ rất nhiều bụi bẩn bên trong, gây cản trở hoạt động của quạt máy lọc. Từ đó, thiết bị kêu to, tốn nhiều điện hơn, tuổi thọ máy giảm xuống.

Bạn nên bật tối đa 8 tiếng/ngày và thường xuyên vệ sinh máy lọc không khí.

3 cách sử dụng máy lọc không khí siêu tiết kiệm điện bạn không ngờ tới

Tuy máy lọc không khí có mức tiêu thụ điện năng ở mức trung bình thấp. Nhưng nếu kết hợp với một vài chức năng khác, có thể tiêu thụ điện năng rất lớn. Theo EVN, đã chỉ ra 3 cách sử dụng tiết kiệm điện với máy lọc không khí:

Vị trí đặt máy lọc không khí

Nên để máy lọc không khí ở vị trí tốt nhất để tiết kiệm điện.

Nên để máy lọc không khí ở vị trí tốt nhất để tiết kiệm điện.

Khi bạn không đúng cách sẽ dẫn đến việc hoạt động của thiết bị thấp hơn bình thường. Các máy lọc không khí thường có 3 cửa hút: 1 cửa phía dưới và 2 cửa 2 bên. Vì vậy, bạn nên nên đặt máy ở dưới sàn, cách tường khoảng 90 cm. Cách các vật dụng khác 1 m. Tránh đặt máy bên cạnh nơi có nước, các thiết bị tỏa nhiệt hay làm mát khác;

Không sử dụng máy lọc không khí khi mở cửa phòng

Bạn lưu ý hạn chế mở cửa phòng để tránh làm cho không khí thoát ra bên ngoài. Bởi vì khi lượng khí thoát ra, máy sẽ phải hoạt động công suất lớn hơn để lọc.

Vậy nên, hãy đóng của khi sử dụng máy lọc không khí để tiết kiệm điện năng cho gia đình.

Vệ sinh máy lọc không khí thường xuyên

Bạn cần vệ sinh máy lọc không khí định kỳ. Vì khi hoạt động, các bụi bẩn, nấm mốc đã bám chặt trên màng lọc của máy. Lâu dần, các chất bẩn này sẽ phát triển, nhân đôi thành các tác nhân có hại cho sức khỏe. Tùy theo loại máy và mức độ sử dụng khác nhau mà thời gian vệ sinh cũng sẽ khác nhau.

Thời gian thay các màng lọc không khí thường được khuyến cáo như sau:

Các công nghệ tiết kiệm điện hiện đại ứng dụng trong máy lọc không khí

Công nghệ màng lọc không khí

Thông thường, hệ thống máy lọc không khí sẽ có 3 màng lọc chính

Thông thường, hệ thống máy lọc không khí sẽ có 3 màng lọc chính

Đầu lọc không khí là bộ phận quan trọng nhất của máy lọc và cũng chính là yếu tố để quyết định được việc sử dụng máy lọc không khí có tốn điện không? Thông thường, hệ thống máy lọc không khí sẽ có 3 màng lọc chính:

- Màng lọc thô: Đây được coi là màng lọc cơ bản nhất. Màng lọc thường có cấu tạo bằng kim loại hoặc nhựa. Màng lọc này sẽ đảm nhận vai trò xử lý vi khuẩn, lọc sạch tạp chất,.. Đặc biệt, màng lọc sử dụng rất bền, tuổi thọ cao.

- Màng lọc tinh: Là mạng lọc hiện đại nhất và được phát triển bởi công nghệ cao của Mỹ, quyết định đến khả năng làm sạch không khí của máy lọc. Đặc biệt, có thể loại bỏ đến 99.7% các chất bẩn có kích thích cực kỳ nhỏ, từ 0.3 Micromet như vi rút, vi khuẩn, bụi bẩn, nấm mốc hay phấn hoa.

- Màng lọc trung gian: Với việc được làm từ than Cacbon, màng lọc này có tính chất riêng biệt là loại bỏ mùi hôi, khói thuốc lá, khí thải khói độc, mùi hôi từ động vật hay thức ăn. Từ đó, khá phù hợp cho những ai bị viêm mũi dị ứng, mẫn cảm với phấn hoa.

Công nghệ tiết kiệm điện năng

Chế độ tiết kiệm điện năng luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu.

Chế độ tiết kiệm điện năng luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu.

Yếu tố thứ 2 quyết định đến việc mua hàng chính là việc tiết kiệm điện năng. Vì vậy, với việc thiết lập ra chế độ auto sẽ giúp máy tiết kiệm điện năng hơn.

Chẳng hạn như chế độ Econavi của dòng máy Panasonic hay Inverter của máy lọc không khí Sharp, Hitachi… mức lượng tiêu thụ chỉ dao động khoảng 0.9kW/h, mức phí chi trả tầm 1000 đồng/ ngày. Ngoài ra, chế độ Haze còn tích hợp thêm nhiều tính năng hiện đại như cảm biến mùi, ánh sáng, chế độ quạt, bắt muỗi… giúp không khí trong nhà bạn sạch hơn rất nhiều.

Công nghệ hỗ trợ lọc khí

Chế độ này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho người dùng.

Chế độ này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho người dùng.

Máy lọc không khí được trang bị thêm các công nghệ mới như tia cực tím, than hoạt tính, ozone… đã góp phần làm sạch không khí đạt hiệu quả cao nhất.

Đặc biệt, công nghệ phổ biến nhất hiện nay là ion âm, bởi vì ưu điểm bảo vệ sức khỏe cho người dùng và màng tế bào trong thời gian dài sử dụng. Hơn nữa, công nghệ này còn sản sinh thêm các ion âm, trung hòa với các ion dương có hại để làm giảm đi đáng kể những vi khuẩn, nấm mốc có hại.

Bùi Hân

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/3-cach-su-dung-may-loc-khong-khi-sieu-tiet-kiem-dien-ban-khong-ngo-toi-172230612224450967.htm