3 dấu hiệu điển hình của sỏi thận
Đau lựng, đau bụng, tiểu buốt, nước tiểu có màu bất thường… là dấu hiệu điển hình của sỏi thận.
Sỏi thận là do những chất khoáng không tan trong nước tiểu tích tụ lâu ngày ở trong thận gây nên. Sỏi có thể hình thành ở nhiều vị trí trong đường tiết niệu như bàng quang, niệu quản, thận... Sỏi thận có nhiều loại nhưng hay gặp nhất là sỏi canxi (chiếm tới khoảng 80 - 90%). Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi cystin và sỏi acid uric.
Đau lưng, bụng hoặc đau một bên
Người bệnh sẽ cảm giác đau đớn quanh thận (ở phần giữa lưng) và cơn đau có thể lan tỏa đến phần bụng dưới hoặc bắp đùi. Nếu cơn đau khiến không thể ngồi được thì cần nhanh chóng đi khám bác sĩ.
Tiểu nhiều, tiểu buốt
Đi tiểu nhiều là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh sỏi thận. Tiểu nhiều do sỏi làm cản trở việc đào thải nước tiểu ra ngoài, dẫn đến người bệnh không thể đẩy hết nước tiểu ra trong một lần tiểu, gây nên cảm giác buồn tiểu nhiều hơn.
Viên sỏi không nằm yên trong thận mà di chuyển theo dòng nước tiểu. Hơn nữa, sỏi thường có nhiều gai sắc, nếu viên sỏi có kích thước lớn không thể trôi ra ngoài theo nước tiểu chúng sẽ cọ xát, tổn thương niêm mạc, gây nên cảm giác đau rát, tiểu buốt, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Cảm giác đau buốt khi tiểu tiện xuất hiện rõ nhất khi sỏi trôi xuống niệu đạo hay nằm ở đoạn dẫn nước tiểu từ bàng quang xuống niệu đạo.
Nước tiểu có màu bất thường
Ở người bình thường, nước tiểu thường có trong, không màu hoặc hơi vàng. Nếu nước tiểu của bạn đục hoặc màu hồng, đi kèm một trong các triệu chứng phía trên, thì khả năng mắc sỏi thận của bạn là rất cao.
Màu đục của nước tiểu là do việc lắng đọng nhiều cặn bã hoặc do viêm nhiễm tạo mủ trong đường niệu. Còn nếu nước tiểu có màu hồng thì có thể đường tiết niệu của bạn đã bị tổn thương do sỏi va chạm, cọ xát vào niêm mạc. Ngoài ra, nước tiểu có màu bất thường xuất hiện kèm mùi hôi cảnh báo tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Nếu có 1 trong những triệu chứng trên hoặc nghi ngờ mình bị sỏi thận, nên đến ngay các cơ sở y tế được thăm khám. Bệnh sỏi thận dễ biến âm thầm bên trong cơ thể nên đôi khi chúng ta có chủ quan đến khi bệnh nặng gây đau đớn mới bắt đầu đi khám. Vì vậy mà một số trường hợp bệnh đã để lại nhiều biến chứng thậm chí là chuyển biến thành suy thận.
Phòng tránh bệnh sỏi thận bằng cách: khám sức khỏe định kì 6 tháng/lần, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, rèn luyện sức khỏe hàng ngày, ăn nhiều rau xanh, không nhịn tiểu, ăn mặn. ăn quá nhiều thịt…
Sỏi đài thận, bể thận, sỏi niệu quản, bàng quang rất dễ tái phát. Nếu không điều trị dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thận có thể mất chức năng không hồi phục. Với gần 20 năm có mặt trên thị trường, Thế hệ mới Thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang F chứa hàm lượng lớn tinh chất Kim tiền thảo thu được bởi công nghệ chiết – cô chân không hiện đại. Do hàm lượng dược chất cao, thuốc có tác dụng bào mòn sỏi mạnh, kể cả những viên sỏi to, sỏi nằm ở sâu trong đài, kẽ thận.
Thuốc cốm Sirnakarang F ngăn ngừa hình thành sỏi từ đầu, bào mòn, tan sỏi cũ, ngăn ngừa tái phát sỏi thận, sỏi đường tiết niệu hiệu quả.
Thuốc cốm Sirnakarang F dạng cốm, dễ uống, dễ hấp thu, hiệu quả điều trị cao, giúp bào mòn và tan sỏi nhanh.
Thuốc cốm Sirnakarang F – Thuốc cốm trị hiệu quả sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang.
Liệu trình điều trị: Uống liên tục từ 1-2 tháng tùy theo kích thước sỏi, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói, hòa tan 1 gói trong khoảng 200ml nước ấm. Uống nhiều nước để phát huy hiệu quả điều trị của thuốc.
Thuốc cốm Sirnakarang F được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-WHO và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc.
Nhà sx: Công ty Cổ Phần Dược Hà Tĩnh
Điện thoại tư vấn: (024) 3 990 6195 - 3 668 6226
Website: soithan.vn
(Nguồn Công ty Cổ Phần Dược Hà Tĩnh)