3 món canh từ loại củ là 'nhân sâm của mùa đông' giúp dưỡng phổi, giảm ho, tăng cường miễn dịch và đẹp da
Được mệnh danh là 'nhân sâm của mùa đông', loại củ này nếu khéo léo kết hợp trong món canh còn có thể trở thành 'thuốc chống ho' tự nhiên, đồng thời dưỡng phổi, chống virus... và làm đẹp da.
Dân gian thường có câu: "Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng". Khi bước vào đầu mùa đông là thời điểm chính vụ nên củ cải được bài bán nhiều trên thị trường. Hương vị của củ cải ở thời điểm này được đánh giá tốt về cả hương vị lẫn độ tươi ngon. Củ cải chính vụ vì thế giá cũng tương đối rẻ, giá trị dinh dưỡng cao, giàu nước, vitamin C, canxi, kali, v.v... Củ cải tươi và giòn có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa, có công dụng giảm ho và đờm. Củ cải sản sinh chất lỏng giúp làm dịu cơn khát. Chất Glucoamylase trong củ cải trắng có thể phân hủy tinh bột, chất béo, nitrosamine… ở mức độ nhất định. Nó có tác dụng chống ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Vì thế củ cải còn được gọi là "nhân sâm của mùa đông".
Vào mùa đông, ăn củ cải được ví von tốt hơn nhân sâm. Lý do là bởi khi không khí lạnh tràn về, hầu hết mọi người đều hạn chế ra ngoài. Việc ở trong nhà lâu, ít vận động thường dẫn tới tình trạng dạ dày khó chịu. Mặt khác, vào mùa đông, người ta thường có xu hướng ăn nhiều hơn và bồi bổ để cơ thể có đủ năng lượng giữ ấm. Việc ăn quá mức và ăn nhiều đồ bổ khiến cho dương khí bị đẩy lên cao quá mức. Khi dương khí dư thừa nó sẽ khiến dạ dày nóng, kéo theo sinh nhiều bệnh.
Để giải quyết vấn đề dư thừa dương khí của cơ thể thì cần phải dưỡng âm. Trong khi đó, củ cải không chỉ có tác dụng làm dịu dạ dày đang bị kích thích mà còn giúp lưu thông khí trong cơ thể, điều chỉnh khí huyết. Từ đó đào thải được lượng khi dương dư thừa ra khỏi cơ thể.
Củ cải cũng rất giàu vitamin C. Vì thế khi ăn củ cải không chỉ bảo vệ da mà còn thúc đẩy vitamin E hoạt động mạnh hơn, từ đó nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa lão hóa da, chặn sự hình thành các sắc tố melanin hiệu quả. Giúp giữ ẩm và làm đẹp da.
Củ cải trắng vốn có tính mát nên nó giúp làm giảm các triệu chứng như đau họng, khản tiếng, ho. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giải độc, tiêu viêm, tốt cho người đang bị nóng gan, nóng phổi. Củ cải nếu khéo léo kết hợp trong món canh còn có thể trở thành "thuốc chống ho" tự nhiên, đồng thời dưỡng phổi, chống virus... và làm đẹp da. Dưới đây là 3 món canh mà bạn có thể nấu thường xuyên cho gia đình vào mùa đông để bảo vệ sức khỏe.
1. Canh thịt heo củ cải và đậu phụ
Nguyên liệu để nấu canh thịt heo củ cải và đậu phụ
1 hoặc 2 củ cải trắng (tùy vào độ to nhỏ), 1 thanh đậu phụ, thịt heo, tôm khô (có thể bỏ qua), rau mùi, muối, bột tiêu trắng, nước tương nhạt, rượu nấu ăn, tinh bột, dầu ăn.
Cách nấu canh thịt heo củ cải và đậu phụ
Thịt heo rửa sạch, dùng khăn bếp thấm khô nước rồi thái thành miếng vừa ăn. Cho thịt heo vào tô, thêm chút muối, nước tương, tiêu trắng, rượu nấu ăn và tinh bột vào trộn đều rồi trộn đều. Tiếp theo cho một thìa dầu ăn vào trộn đều để khóa độ ẩm và giúp thịt mềm. Trộn đều và ướp thịt trong khoảng 10 phút.
Củ cải gọt vỏ rồi rửa sạch. Sau đó cắt thành từng lát vừa ăn. Đậu phụ rửa sạch, thái lát. Rau mùi nhặt bỏ gốc, rửa sạch rồi cắt thành từng khúc ngắn. Đặt nồi lên bếp, thêm chút dầu ăn vào chờ nóng rồi cho thịt đã ướp vào xào ở mức lửa lớn cho đến khi chuyển màu thì múc ra để riêng.
Tiếp theo bạn cho một chút dầu ăn vào, nếu dùng tôm khô thì thả vào xào cho đến khi có mùi thơm rồi thêm củ cải thái lát vào xào cùng. Trường hợp bạn không dùng tôm khô thì xào củ cải vào xào trên lửa lớn một lúc, xào đến khi chuyển màu hơi trong thì thêm một lượng nước sôi phù hợp, đun sôi ở lửa lớn. Sau đó trút phần thịt đã xào và đậu phụ thái lát vào. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, vặn lửa nhỏ lại đun trong 20 phút. Khi củ cải chín chuyển màu trắng trong thì rắc thêm chút bột tiêu trắng vào. Tắt bếp và cho canh ra tô, rắc rau mùi lên trên là có thể thưởng thức.
2. Canh củ cải sườn heo
Nguyên liệu để nấu canh củ cải sườn heo
1 hoặc 2 củ cải trắng, 200 gr sườn, 5gr kỷ tử, hành lá, gừng, rượu nấu ăn, muối và bột tiêu trắng.
Cách nấu canh củ cải sườn heo
Củ cải gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành miếng vừa ăn. Sườn chặt thành từng miếng, ngâm trong nước khoảng 1 giờ, rửa sạch rồi để riêng. Hẹ rửa sạch rồi cắt nhỏ. Gừng cắt lát. Ngâm kỷ tử trong nước đun sôi để nguội khoảng 5-7 phút, rửa sạch và để sang một bên.
Cho nước vào nồi, Cho nước vào nồi, cho sườn, gốc hành lá, gừng thái lát và rượu nấu vào, đun sôi trên lửa lớn, hớt bọt, vớt ra rửa sạch. Thêm nước vào nồi lần nữa, cho sườn và các lát gừng vào, đun sôi ở lửa lớn hạ về mức lửa nhỏ và ninh trong khoảng 30-45 phút.
Khi sườn đã mềm, nước trong và ngọt thì cho củ cải trắng vào đun tiếp cho đến khi củ cải chín mềm. Sau đó nêm nếm lại gia vị, rắc chút bột tiêu trắng. Tắt bếp, mở nắp vung đến khi canh nguội còn khoảng 50 độ thì cho kỷ tử vào và lấy ra tô, rắc thêm chút hành lá hoặc rau mùi rồi thưởng thức.
3. Canh củ cải thịt viên
Nguyên liệu nấu canh củ cải thịt viên
1 củ cải trắng, 200gr thịt nạc vai, một chút tinh bột, 1 quả trứng, muối, nước tương, rượu nấu ăn, dầu hào, tiêu trắng, chút hành lá, chút gừng và dầu ăn.
Cách nấu món canh củ cải thịt viên
Thịt nạc vai băm nhỏ cho vào âu. Sau đó thêm hành lá thái nhỏ, gừng băm nhỏ, chút muối, nước tương, rượu nấu ăn, dầu hào, bột tiêu trắng. Tiếp đó đập trứng vào và dùng đũa khuấy đều theo chiều kim đồng hồ trong 5 phút cho đến khi các nguyên liệu quyện vào nhau.
Củ cải gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi dày. Cho một chút dầu ăn vào nồi, đun nóng. Sau đó thả hành lá xắt nhỏ vào xào cho đến khi dậy mùi thơm thì thêm củ cải vào xào cùng. Sau đó đổ một lượng nước nóng vừa phải vào, đun sôi. Khi nước sôi bạn nặn nhân thịt thành từng viên tròn, thả vào nồi. Tiếp tục đun cho đến khi sôi lại một lúc thì hớt bỏ bọt. Nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn rồi tiếp tục đun thêm khoảng 2 phút thì tắt bếp cho canh củ cải thịt viên ra tô, rắc thêm chút rau mùi hoặc hành lá thái nhỏ lên trên.