4 người mẹ mẫu mực trong lịch sử Trung Quốc

Họ là người sinh ra các bậc danh nhân trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Họ nổi tiếng với nếp sống đức độ và cách dạy dỗ con cái đúng mực.

1. Mẹ Khổng Tử - Nhan thị: Theo truyền thuyết, mẹ Khổng Tử là vợ lẽ trong gia đình quan võ. Vì muốn có con nối dõi tông đường, cha Khổng Tử 70 tuổi mới sinh ông. Khi Khổng Tử được vài tuổi thì cha ông qua đời nên gia đình đuổi mẹ con ông ra khỏi nhà. Sau đó, ông và mẹ chuyển tới Khúc Phụ - kinh đô cũ của nước Lỗ. Vì cha của Nhan thị là một người được ăn học tử tế, ông đã dạy cho bà chữ nghĩa và phép tắc nên bà là người có hiểu biết và rành lễ nghĩa .Có thể bạn quan tâm Khi hai mẹ con Khổng Tử chuyển đến chỗ ở mới, Nhan thị đã soạn lại những sách cha bà đã dạy và để một phòng riêng cho con học tập. Bà bắt đầu dạy Khổng Tử từ thuở lên năm. Bà cố gắng gửi con đến trường học tốt nhất kinh đô để học thơ ca, lịch sử. Khi Khổng Tử 17 tuổi thì bà qua đời.

1. Mẹ Khổng Tử - Nhan thị: Theo truyền thuyết, mẹ Khổng Tử là vợ lẽ trong gia đình quan võ. Vì muốn có con nối dõi tông đường, cha Khổng Tử 70 tuổi mới sinh ông. Khi Khổng Tử được vài tuổi thì cha ông qua đời nên gia đình đuổi mẹ con ông ra khỏi nhà. Sau đó, ông và mẹ chuyển tới Khúc Phụ - kinh đô cũ của nước Lỗ. Vì cha của Nhan thị là một người được ăn học tử tế, ông đã dạy cho bà chữ nghĩa và phép tắc nên bà là người có hiểu biết và rành lễ nghĩa .Có thể bạn quan tâm Khi hai mẹ con Khổng Tử chuyển đến chỗ ở mới, Nhan thị đã soạn lại những sách cha bà đã dạy và để một phòng riêng cho con học tập. Bà bắt đầu dạy Khổng Tử từ thuở lên năm. Bà cố gắng gửi con đến trường học tốt nhất kinh đô để học thơ ca, lịch sử. Khi Khổng Tử 17 tuổi thì bà qua đời.

2. Mẹ Mạnh Tử - Chương thị (Mạnh Mẫu). Người Trung Quốc lưu truyền một câu thành ngữ ca ngợi về người mẹ của Mạnh Tử, đó là: “Mẹ Mạnh Tử, ba lần chuyển nhà". Thành ngữ này ý muốn nói đến tấm lòng của người mẹ muốn con mình được sống và học tập trong môi trường tốt nhất. Cha Mạnh Tử chết khi ông còn nhỏ, nên một mình Chương thị phải nuôi con.Lần đầu tiên họ ở gần bãi tha ma, Mạnh Tử thường diễn lại cảnh thây ma nên Mạnh mẫu quyết định dọn nhà lần thứ hai đến gần khu chợ sầm uất mặc dù nhà rất nghèo. Đến đây, Mạnh Tử lại học cách cân, đong, đo, đếm của những kẻ mua bán, hay khoe khoang đồ của mình. Lần này, Mạnh Mẫu chuyển nhà đến gần một ngôi trường, Mạnh Tử sống gần đây nên học những khuôn mẫu lễ giáo, học hành chăm chỉ, lúc bấy giờ Mạnh Mẫu mới thở phào: “Đây mới là chỗ ở của con ta”.

3. Mẹ của Từ Thứ: Từ Thứ là quân sư của Lưu Bị và sau đó là đại thần Tào Ngụy thời Tam Quốc. Cha Từ Thứ mất khi ông còn ít tuổi. Em trai Từ Thứ cũng qua đời khi ông đang phục vụ dưới trướng Lưu Bị.Một hôm, ông nhận được lá thư từ mẹ (thực chất lá thư do Tào Tháo giả mạo để nhằm lôi kéo Từ Thứ về phe mình). Trong thư đề rằng, Tào Tháo đang giam giữ bà và sẽ không thả bà cho tới khi Từ Thứ quay về và từ Lưu Bị. Từ Thứ rất tức giận vì điều này và xin từ biệt Lưu Bị ra đi ngay lập tức. Lưu Bị tiễn ông vài dặm ngoài thành.Khi nhìn thấy con trai, bà ngạc nhiên và hỏi tại sao ông quay trở về. Từ Thứ giải thích là nhận được bức thư và đã đến ngay lập tức. Biết chuyện, bà giận đỏ mặt và mắng nhiếc ông thậm tệ vì bức thư giả mạo mà bỏ chủ soái trung nghĩa. Sau đó, bà đã treo cổ tự tử vì xấu hổ.

4. Mẹ Nhạc Phi: Nhạc Phi là tướng yêu nước dưới triều Nam Tống. Nhiều nguồn nói rằng, Nhạc Phi được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở huyện Thang Âm, Tương Châu nay là tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ông may mắn được học võ với thiện xạ Chu Đồng, tay thương cừ khôi Tần Quảng, được tiếng là "vô địch trong huyện”. Khi ông lớn lên thì đất nước đang trong cảnh loạn lạc, mục nát. Trong vùng có tên trộm muốn nhân cơ hội đất nước hỗn độn, tạo phản. Hắn biết Nhạc Phi có biệt tài võ thuật nên đến thuyết phục và mang quà đắt tiền để mua chuộc ông. Tuy nhiên, Nhạc Phi được mẹ dạy bảo phải luôn tận trung với nước, nên ông từ chối lời đề nghị của gã trộm. Mẹ Nhạc Phi nghe được cuộc nói chuyện của con với tên trộm, bà rất hài lòng. Dù vậy, bà vẫn lo mai sau mình qua đời, Nhạc Phi sẽ bị quyền lực và danh vọng cám dỗ tạo phản. Nên bà đã khắc bốn chữ “Tận trung, báo quốc” vào lưng ông. Nhờ những lời dạy dỗ và khích lệ của mẹ mà ông trở thành vị tướng uy dũng trong lịch sử Trung Hoa.

Theo Đàm Thị Lan/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/4-nguoi-me-mau-muc-trong-lich-su-trung-quoc/20191211082051181