5 sự kiện thế giới nổi bật xảy ra năm Quý Sửu 1913

Trong năm Quý Sửu 1913, một số sự kiện thế giới nổi bật xảy ra có ảnh hưởng lớn đến tình hình nhiều nước. Hãy cũng xem, đó là các sự kiện nào?

1. Vào ngày 4/3/1913, một sự kiện thế giới nổi bật diễn ra là lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Woodrow Wilson. Buổi lễ được tổ chức long trọng thu hút sự quan tâm của người dân xứ sở cờ hoa cũng như nhiều quốc gia khác.

1. Vào ngày 4/3/1913, một sự kiện thế giới nổi bật diễn ra là lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Woodrow Wilson. Buổi lễ được tổ chức long trọng thu hút sự quan tâm của người dân xứ sở cờ hoa cũng như nhiều quốc gia khác.

4 năm sau, Tổng thống Wilson tái đắc cử và tiếp tục dẫn dắt nước Mỹ cho đến năm 1921. Là tổng thống thứ 28 trong lịch sử Mỹ, ông Wilson là ông chủ Nhà Trắng có học vị cao nhất trong lịch sử nước này. Ông gây chú ý khi có bằng tiến sĩ tại Đại học Johns Hopkins trước khi đắc cử Tổng thống Mỹ và viết một số cuốn sách ấn tượng về lịch sử - chính trị nước Mỹ.

4 năm sau, Tổng thống Wilson tái đắc cử và tiếp tục dẫn dắt nước Mỹ cho đến năm 1921. Là tổng thống thứ 28 trong lịch sử Mỹ, ông Wilson là ông chủ Nhà Trắng có học vị cao nhất trong lịch sử nước này. Ông gây chú ý khi có bằng tiến sĩ tại Đại học Johns Hopkins trước khi đắc cử Tổng thống Mỹ và viết một số cuốn sách ấn tượng về lịch sử - chính trị nước Mỹ.

2. Trong năm Quý Sửu 1913, nhà khoa học Nikola Tesla nổi tiếng thế giới đăng ký bản quyền sáng chế tua bin không cánh. Tua bin này được thiết kế để cạnh tranh với hiệu năng hoạt động của động cơ pít tông.

2. Trong năm Quý Sửu 1913, nhà khoa học Nikola Tesla nổi tiếng thế giới đăng ký bản quyền sáng chế tua bin không cánh. Tua bin này được thiết kế để cạnh tranh với hiệu năng hoạt động của động cơ pít tông.

Sáng chế này được nhà khoa học Tesla tạo ra để sử dụng trong ngành công nghiệp năng lượng nhiệt địa.

Sáng chế này được nhà khoa học Tesla tạo ra để sử dụng trong ngành công nghiệp năng lượng nhiệt địa.

3. Năm 1913 là một năm quan trọng đối với nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941). Nguyên do là bởi trong năm này, ông giành giải thưởng Nobel Văn học. Với thành tựu này, nhà thơ Rabindranath Tagore trở thành người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học.

3. Năm 1913 là một năm quan trọng đối với nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941). Nguyên do là bởi trong năm này, ông giành giải thưởng Nobel Văn học. Với thành tựu này, nhà thơ Rabindranath Tagore trở thành người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học.

Nhà thơ Tagore bắt đầu sự nghiệp viết thơ khi mới 8 tuổi. Đến năm 16 tuổi, ông xuất bản những bài thơ đầu tiên của mình dưới bút danh Bhānusiṃha (Sư tử Mặt Trời). Vào năm 1877, ông hoàn thành truyện ngắn và phim truyền hình đầu tiên. Tất cả đều được xuất bản dưới tên thật của ông.

Nhà thơ Tagore bắt đầu sự nghiệp viết thơ khi mới 8 tuổi. Đến năm 16 tuổi, ông xuất bản những bài thơ đầu tiên của mình dưới bút danh Bhānusiṃha (Sư tử Mặt Trời). Vào năm 1877, ông hoàn thành truyện ngắn và phim truyền hình đầu tiên. Tất cả đều được xuất bản dưới tên thật của ông.

4. Vào ngày 10/3/1913, một sự kiện quan trọng diễn ra là nhà giải phóng nô lệ và điệp viên người Mỹ Harriet Tubman qua đời. Trong suốt cuộc đời, bà giúp hàng chục người thoát khỏi phận nô lệ. Khi Nội chiến Mỹ (1861–1865) nổ ra, bà trở thành đầu bếp, y tá và sau đó là trinh sát, điệp viên thu thập thông tin cho chính quyền Liên bang từ hậu phương địch.

4. Vào ngày 10/3/1913, một sự kiện quan trọng diễn ra là nhà giải phóng nô lệ và điệp viên người Mỹ Harriet Tubman qua đời. Trong suốt cuộc đời, bà giúp hàng chục người thoát khỏi phận nô lệ. Khi Nội chiến Mỹ (1861–1865) nổ ra, bà trở thành đầu bếp, y tá và sau đó là trinh sát, điệp viên thu thập thông tin cho chính quyền Liên bang từ hậu phương địch.

Những đóng góp của bà góp phần không nhỏ vào chiến thắng của chính quyền Liên bang trong cuộc Nội chiến. Sau khi chiến tranh kết thúc, bà Tubman đi khắp các thành phố ở bờ Đông nước Mỹ để diễn thuyết ủng hộ trao quyền bầu cử cho phụ nữ. Vì vậy, năm 2016, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew thông báo chân dung của bà được in lên mặt trước của tờ 20 USD mới.

Những đóng góp của bà góp phần không nhỏ vào chiến thắng của chính quyền Liên bang trong cuộc Nội chiến. Sau khi chiến tranh kết thúc, bà Tubman đi khắp các thành phố ở bờ Đông nước Mỹ để diễn thuyết ủng hộ trao quyền bầu cử cho phụ nữ. Vì vậy, năm 2016, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew thông báo chân dung của bà được in lên mặt trước của tờ 20 USD mới.

5. Ngày 14/10/1913 trở thành ký ức kinh hoàng đối với người dân Vương quốc Anh. Nguyên do là bởi vào ngày hôm ấy xảy ra một tai nạn hầm mỏ tại thị trấn Senghenydd.

5. Ngày 14/10/1913 trở thành ký ức kinh hoàng đối với người dân Vương quốc Anh. Nguyên do là bởi vào ngày hôm ấy xảy ra một tai nạn hầm mỏ tại thị trấn Senghenydd.

Vụ tai nạn nghiêm trọng này khiến 439 người tử vong. Với số người thương vong này, sự kiện trên trở thành thảm họa hầm mỏ tồi tệ nhất trong lịch sử nước Anh.

Vụ tai nạn nghiêm trọng này khiến 439 người tử vong. Với số người thương vong này, sự kiện trên trở thành thảm họa hầm mỏ tồi tệ nhất trong lịch sử nước Anh.

Mời độc giả xem video: Nhìn lại 1 năm 2020 với những sự kiện nổi bật nhất. Nguồn: VTV NEWS.

Tâm Anh (theo WHP)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/5-su-kien-the-gioi-noi-bat-xay-ra-nam-quy-suu-1913-1491843.html