56 triệu năm trước, sự kiện 'khủng' nào khiến Trái đất có thêm đại dương?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, một đại dương mới đã được tách ra từ Đại Tây Dương vào 56 triệu năm trước. Các nhà địa chất đã tìm ra 'thủ phạm' khiến Trái đất có thêm đại dương.

Các chuyên gia cho hay vào 56 triệu năm trước, Trái đất có 3 đại dương gồm: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Sau đó, Bắc Băng Dương được hình thành nhờ một sự kiện "khủng" liên quan đến Đại Tây Dương.

Các chuyên gia cho hay vào 56 triệu năm trước, Trái đất có 3 đại dương gồm: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Sau đó, Bắc Băng Dương được hình thành nhờ một sự kiện "khủng" liên quan đến Đại Tây Dương.

Cụ thể nghiên cứu do các chuyên gia thuộc Cơ quan khảo sát địa chất Đan Mạch và Greenland (GEUS) đã tìm ra lời giải về cách Bắc Băng Dương được hình thành.

Cụ thể nghiên cứu do các chuyên gia thuộc Cơ quan khảo sát địa chất Đan Mạch và Greenland (GEUS) đã tìm ra lời giải về cách Bắc Băng Dương được hình thành.

Theo nhóm nghiên cứu, Bắc Băng Dương thực chất là một phần của Đại Tây Dương cổ đại trước khi bị cắt rời bởi núi lửa.

Theo nhóm nghiên cứu, Bắc Băng Dương thực chất là một phần của Đại Tây Dương cổ đại trước khi bị cắt rời bởi núi lửa.

Nhà cổ sinh vật học Milo Barham thuộc Đại học Curtin, Australia và là thành viên nhóm nghiên cứu, giải thích rằng, hoạt động núi lửa và sự nâng lên của rìa lục địa Greenland vào thời điểm 56 triệu năm trước đã dẫn đến sự hình thành một cảnh quan nhiệt đới mới.

Nhà cổ sinh vật học Milo Barham thuộc Đại học Curtin, Australia và là thành viên nhóm nghiên cứu, giải thích rằng, hoạt động núi lửa và sự nâng lên của rìa lục địa Greenland vào thời điểm 56 triệu năm trước đã dẫn đến sự hình thành một cảnh quan nhiệt đới mới.

Đồng thời, sự kiện này còn thu hẹp đường biển nối Đại Tây Dương và vùng biển quanh Bắc Cực đến nỗi phân tách nó thành một đại dương mới.

Đồng thời, sự kiện này còn thu hẹp đường biển nối Đại Tây Dương và vùng biển quanh Bắc Cực đến nỗi phân tách nó thành một đại dương mới.

Không chỉ tách đôi làm thành 2 vùng nước khổng lồ, eo biển hẹp đi mà sự kiện lớn này còn làm xáo trộn sự phân bố nhiệt và độ chua ở phần sâu của đáy đại dương.

Không chỉ tách đôi làm thành 2 vùng nước khổng lồ, eo biển hẹp đi mà sự kiện lớn này còn làm xáo trộn sự phân bố nhiệt và độ chua ở phần sâu của đáy đại dương.

Hiệu ứng nhà kính gây ra nhiều biến đổi ở cả 2 bên sau khi bị chia cắt. Bởi lẽ, sự kiện này không chỉ chia thành 2 đại dương mà còn khiến 2 nơi có môi trường, hệ sinh thái khác biệt hoàn toàn.

Hiệu ứng nhà kính gây ra nhiều biến đổi ở cả 2 bên sau khi bị chia cắt. Bởi lẽ, sự kiện này không chỉ chia thành 2 đại dương mà còn khiến 2 nơi có môi trường, hệ sinh thái khác biệt hoàn toàn.

Sự nâng lên của rìa lục địa được tạo ra thông qua sự chuyển động của các mảng kiến tạo và đá được tạo ra từ dung nham của chuỗi sự kiện núi lửa phun trào liên tục trong nhiều thế kỷ.

Sự nâng lên của rìa lục địa được tạo ra thông qua sự chuyển động của các mảng kiến tạo và đá được tạo ra từ dung nham của chuỗi sự kiện núi lửa phun trào liên tục trong nhiều thế kỷ.

Kết quả là nhiều vùng biển sâu trở thành các cửa sông, sông và đầm lầy nông. Sự kiện hình thành đại dương thứ 4 trên Trái đất còn tác động đến việc nhiều vùng đất mới được hình thành. Khí hậu tại nhiều nơi có sự thay đổi cũng như hệ động thực vật phát triển đa dạng, phong phú hơn.

Kết quả là nhiều vùng biển sâu trở thành các cửa sông, sông và đầm lầy nông. Sự kiện hình thành đại dương thứ 4 trên Trái đất còn tác động đến việc nhiều vùng đất mới được hình thành. Khí hậu tại nhiều nơi có sự thay đổi cũng như hệ động thực vật phát triển đa dạng, phong phú hơn.

Mời độc giả xem video: Bí ẩn không lời giải về “thành phố ma” giữa lòng đại dương. Nguồn: Kienthuc.net.vn.

Tâm Anh (theo Science Alert)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/56-trieu-nam-truoc-su-kien-khung-nao-khien-trai-dat-co-them-dai-duong-1799284.html