6 vệ sĩ 'khét tiếng' thời Tam quốc: Ai võ công đệ nhất thiên hạ?

Trong số các tướng lĩnh ở thời kỳ chiến loạn này, không ít người từ cầm quân chiến trận sang trở thành 'bảo tiêu' (vệ sĩ) cho chủ công.

 1. Hứa Chử tự Trọng Khang, là công thần khai quốc của nhà Tào Ngụy thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là tướng hầu cận bên Tào Tháo, nổi tiếng không chỉ với sức khỏe phi thường mà còn với sự trung thành, tận tụy, hết lòng vì chủ.

1. Hứa Chử tự Trọng Khang, là công thần khai quốc của nhà Tào Ngụy thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là tướng hầu cận bên Tào Tháo, nổi tiếng không chỉ với sức khỏe phi thường mà còn với sự trung thành, tận tụy, hết lòng vì chủ.

Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Hứa Chử được mô tả là một trung thần tận tụy bảo vệ Tào Tháo trong các cuộc chiến như trận Xích Bích (cưỡi ngựa chưa kịp đóng yên ra đánh nhau với Trương Phi), Trận Đồng Quan (vừa chèo thuyền qua sông trốn chạy quân Tây Lương vừa che đỡ cho Tào Tháo) và giết mưu sĩ Hứa Du đã xúc phạm Tào Tháo. Ông luôn hăng hái xung trận đánh địch và được Tào Tháo rất tin cậy.

Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Hứa Chử được mô tả là một trung thần tận tụy bảo vệ Tào Tháo trong các cuộc chiến như trận Xích Bích (cưỡi ngựa chưa kịp đóng yên ra đánh nhau với Trương Phi), Trận Đồng Quan (vừa chèo thuyền qua sông trốn chạy quân Tây Lương vừa che đỡ cho Tào Tháo) và giết mưu sĩ Hứa Du đã xúc phạm Tào Tháo. Ông luôn hăng hái xung trận đánh địch và được Tào Tháo rất tin cậy.

 2. Điển Vi là người Kỷ Ngô quận Trấn Lưu. Ông là một mãnh tướng của Tào Tháo thời cuối Đông Hán. Điển Vi có tướng mạo kiên hùng, sức khỏe hơn người. Ban đầu ông là người của Trương Mạo sau mới đi theo Tào Tháo.

2. Điển Vi là người Kỷ Ngô quận Trấn Lưu. Ông là một mãnh tướng của Tào Tháo thời cuối Đông Hán. Điển Vi có tướng mạo kiên hùng, sức khỏe hơn người. Ban đầu ông là người của Trương Mạo sau mới đi theo Tào Tháo.

Năm 194, Tào Tháo và Lã Bố giao tranh ở Bộc Dương, bị Lã Bố mang quân vây áp 3 mặt. Hai bên giao chiến từ sáng đến chiều vài chục lần, quân Tào vẫn không thoát ra được. Tào Tháo cử một toán quân cảm tử đi đầu phá vây, Điển Vi bắt lá thăm ra trận, bèn mang theo mấy chục người.

Năm 194, Tào Tháo và Lã Bố giao tranh ở Bộc Dương, bị Lã Bố mang quân vây áp 3 mặt. Hai bên giao chiến từ sáng đến chiều vài chục lần, quân Tào vẫn không thoát ra được. Tào Tháo cử một toán quân cảm tử đi đầu phá vây, Điển Vi bắt lá thăm ra trận, bèn mang theo mấy chục người.

 3. Trần Vũ là vệ sĩ xếp hàng thứ 2 của Tôn Quyền nhà Đông Ngô, cũng là người đi theo Tôn Quyền lâu nhất. Mặc dù võ công và trình độ thực chiến không được xem như kiệt xuất, nhưng sự thận trọng và khả năng cảnh giác khiến ông luôn được Tôn Quyền tín nhiệm. Cuối cùng, ông đã bỏ mạng trong chiến trận để bảo vệ Tôn Quyền.

3. Trần Vũ là vệ sĩ xếp hàng thứ 2 của Tôn Quyền nhà Đông Ngô, cũng là người đi theo Tôn Quyền lâu nhất. Mặc dù võ công và trình độ thực chiến không được xem như kiệt xuất, nhưng sự thận trọng và khả năng cảnh giác khiến ông luôn được Tôn Quyền tín nhiệm. Cuối cùng, ông đã bỏ mạng trong chiến trận để bảo vệ Tôn Quyền.

Ai cũng biết nhà Đông Hán luôn sợ vị tướng quân Trương Liêu, mà Trần Vũ chính là chết dưới tay của Trương Liêu. Trong trận Hợp Phì giao tranh giữa quân Tào Ngụy và Đông Ngô, Trương Liêu 2 lần tấn công bản doanh của Tôn Quyền. Nếu không có Trần Vũ cứu giá, vị chủ công nhà Đông Ngô suýt bỏ mạng trong 2 lần này. Tôn Quyền an toàn rút khỏi chiến trường, nhưng Trần Vũ bị kẹt trong vòng vây, cuối cùng chết dưới đao kiếm.

Ai cũng biết nhà Đông Hán luôn sợ vị tướng quân Trương Liêu, mà Trần Vũ chính là chết dưới tay của Trương Liêu. Trong trận Hợp Phì giao tranh giữa quân Tào Ngụy và Đông Ngô, Trương Liêu 2 lần tấn công bản doanh của Tôn Quyền. Nếu không có Trần Vũ cứu giá, vị chủ công nhà Đông Ngô suýt bỏ mạng trong 2 lần này. Tôn Quyền an toàn rút khỏi chiến trường, nhưng Trần Vũ bị kẹt trong vòng vây, cuối cùng chết dưới đao kiếm.

 4. Lữ Bố, người có biệt hiệu “Tam tính gia nô”, là danh tướng bị sỉ nhục nhiều nhất của thời Tam quốc. Mặc dù có danh xưng “Võ thần”, nhưng Lữ Bố lại không có danh tiếng tốt. Không cần bàn cãi khi thực lực của ông đáng được công nhận số một, nhưng vì sao ở đây ông lại được xếp vào hàng những vệ sĩ khét tiếng nhất?

4. Lữ Bố, người có biệt hiệu “Tam tính gia nô”, là danh tướng bị sỉ nhục nhiều nhất của thời Tam quốc. Mặc dù có danh xưng “Võ thần”, nhưng Lữ Bố lại không có danh tiếng tốt. Không cần bàn cãi khi thực lực của ông đáng được công nhận số một, nhưng vì sao ở đây ông lại được xếp vào hàng những vệ sĩ khét tiếng nhất?

Vì trước khi Đổng Trác chưa có quyền lực luôn phải nhờ đến sự bảo hộ của Lữ Bố. Ông cũng giúp Đổng Trác hoàn thành rất nhiều cuộc chiến nhỏ lẻ ở Thành Trung. Trên thực tế, không một ai ở thời Tam quốc dám “1 chọi 1” với Lữ Bố. Song cuối cùng, ông cũng phải bỏ mạng dưới lưỡi đao của Tào Tháo.

Vì trước khi Đổng Trác chưa có quyền lực luôn phải nhờ đến sự bảo hộ của Lữ Bố. Ông cũng giúp Đổng Trác hoàn thành rất nhiều cuộc chiến nhỏ lẻ ở Thành Trung. Trên thực tế, không một ai ở thời Tam quốc dám “1 chọi 1” với Lữ Bố. Song cuối cùng, ông cũng phải bỏ mạng dưới lưỡi đao của Tào Tháo.

 5. Triệu Vân: Hẳn rằng những ai có tìm hiểu Tam Quốc đều biết đến vị tướng này. Triệu Vân được tạo hình trên phim ảnh vô cùng đặc biệt. Cưỡi ngựa trắng, cầm thương bạc, thân mặc giáp bạc, là anh hùng kiệt xuất trong lòng bao thiếu nữ.

5. Triệu Vân: Hẳn rằng những ai có tìm hiểu Tam Quốc đều biết đến vị tướng này. Triệu Vân được tạo hình trên phim ảnh vô cùng đặc biệt. Cưỡi ngựa trắng, cầm thương bạc, thân mặc giáp bạc, là anh hùng kiệt xuất trong lòng bao thiếu nữ.

Nói về thực lực võ công, Triệu Vân thậm chí còn được xem là người mạnh nhất thời Tam Quốc, đơn độc cứu chủ nhiều lần, bảo vệ Lưu Bị thoát khỏi cửa tử, được Tào Tháo thán phục bởi lòng trung thành và quả cảm khi một mình đột phá vòng vây cứu vợ con của Lưu Bị. Triệu Vân rất được Lưu Bị xem trọng, sở hữu địa vị cực cao trong Thục quốc.

Nói về thực lực võ công, Triệu Vân thậm chí còn được xem là người mạnh nhất thời Tam Quốc, đơn độc cứu chủ nhiều lần, bảo vệ Lưu Bị thoát khỏi cửa tử, được Tào Tháo thán phục bởi lòng trung thành và quả cảm khi một mình đột phá vòng vây cứu vợ con của Lưu Bị. Triệu Vân rất được Lưu Bị xem trọng, sở hữu địa vị cực cao trong Thục quốc.

 6. Trần Đáo: Ông nổi danh không phải vì sự trung thành và anh dũng, mà là năng lực dẫn binh làm hậu phương vững chắc, đã không ít lần cứu Lưu Bị thoát khỏi thập tử nhất sinh.Có lẽ rất ít người biết đến vị tướng này, vì ông không tham gia trực tiếp nhiều trận đánh lớn, cũng không có chiến công lẫy lừng.

6. Trần Đáo: Ông nổi danh không phải vì sự trung thành và anh dũng, mà là năng lực dẫn binh làm hậu phương vững chắc, đã không ít lần cứu Lưu Bị thoát khỏi thập tử nhất sinh.Có lẽ rất ít người biết đến vị tướng này, vì ông không tham gia trực tiếp nhiều trận đánh lớn, cũng không có chiến công lẫy lừng.

Làm người khiêm tốn nên sự tồn tại của Trần Đáo khá mờ nhạt. Nhưng ưu điểm của ông là năng lực cầm binh, xuất hiện vào những thời điểm cam go nhất. Cùng với Triệu Vân, ông chính là cánh tay đắc lực của Lưu Bị.

Làm người khiêm tốn nên sự tồn tại của Trần Đáo khá mờ nhạt. Nhưng ưu điểm của ông là năng lực cầm binh, xuất hiện vào những thời điểm cam go nhất. Cùng với Triệu Vân, ông chính là cánh tay đắc lực của Lưu Bị.

Xem thêm video: Tại sao người Trung Quốc xưa “nghiện” dùng gối sứ thay vì gối bông?

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/6-ve-si-khet-tieng-thoi-tam-quoc-ai-vo-cong-de-nhat-thien-ha-1795879.html