7 loại nước không nên uống vào buổi tối

Buổi tối là thời gian các cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi. Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo mỗi người không nên dùng một vài loại thức uống sau bữa tối, để tránh ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tim, dạ dày, hệ thống thần kinh.

(SGTTO) – Buổi tối là thời gian các cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi. Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo mỗi người không nên dùng một vài loại thức uống sau bữa tối, để tránh ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tim, dạ dày, hệ thống thần kinh.

1. Cà phê kem tươi

Việc kết hợp giữa cà phê và keèm sẽ làm lượng calo trở nên cao hơn, gây ảnh hưởng đến tim mạch. Ảnh: Internet.

Việc kết hợp giữa cà phê và keèm sẽ làm lượng calo trở nên cao hơn, gây ảnh hưởng đến tim mạch. Ảnh: Internet.

Chất caffeine có trong cà phê kích thích thần kinh gây mất ngủ. Trong khi đó, kem tươi khiến bạn đầy hơi, khó tiêu.

2. Nước cam

Nên uống nước cam vào buổi sáng, sau khi ăn sáng từ 1-2 giờ. Ảnh: Internet.

Nên uống nước cam vào buổi sáng, sau khi ăn sáng từ 1-2 giờ. Ảnh: Internet.

Không nên uống nước cam sau khi ăn tối vì nó có tác dụng sinh tân dịch, lợi tiểu, khiến thận phải “tăng ca”, gây tiểu đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra, axit trong cam kết hợp mảng bám trong khoang miệng sẽ tấn công và làm hủy lớp men răng.

3. Nước dừa

Tương tự nước cam, dừa chứa nhiều kali, natri giúp lợi tiểu tự nhiên, khiến thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng nước thừa. Do đó, các bệnh nhân suy nhược, huyết áp thấp, người hay cảm lạnh không nên uống nước dừa vào buổi tối. Tốt nhất nên uống nước dừa vào buổi sáng hoặc buổi trưa.

Nên uống nước dừa vào ban ngày, tối đa 4 trái dừa/tuần. Ảnh: Internet.

Nên uống nước dừa vào ban ngày, tối đa 4 trái dừa/tuần. Ảnh: Internet.

Ngoài ra, uống nước dừa vào buổi tối có thể khiến cơ thể bị lạnh, dễ trúng gió.

4. Nước ngọt có ga

Uống nước ngọt có ga vào buổi tối có thể dẫn đến những vấn đề về dạ dày. Nước ngọt có ga lại có lượng calo khá cao, dễ làm bạn tăng cân.

Nước ngọt có ga không có tác dụng giảm đầy hơi sau khi ăn như mọi người từng nghĩ. Ảnh: Internet.

Nước ngọt có ga không có tác dụng giảm đầy hơi sau khi ăn như mọi người từng nghĩ. Ảnh: Internet.

Nước có ga cũng có tính axit cao, ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày, ruột. Những người có tiền sử bị táo bón, trào ngược dạ dày – thực quản… nên tránh xa thức uống này.

5. Rượu, bia

Bia, rượu gây áp lực đến hệ thống thần kinh, khiến bạn buồn ngủ nhanh chóng; nhưng giấc ngủ do rượu mang lại thường không sâu, dễ mệt mỏi sau khi thức giấc.

Rượu đứng thứ ba trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm và tàn tật trên thế giới. Ảnh: Internet

Rượu đứng thứ ba trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm và tàn tật trên thế giới. Ảnh: Internet

Methanol trong bia, rượu là gánh nặng cho gan, dạ dày, tim, gây hẹp đường hô hấp, thậm chí ngưng thở khi ngủ.

6. Sữa động vật nguyên chất

Nên uống sữa vào buổi sáng, sau khi ăn 2-3 giờ để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất. Ảnh: Internet.

Nên uống sữa vào buổi sáng, sau khi ăn 2-3 giờ để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất. Ảnh: Internet.

Sữa bò, sữa dê nguyên chất giàu đạm, chứa nhiều calo, chất béo, cholesterol… nếu uống sau bữa tối có thể làm tăng lượng cholesterol và chất béo trong cơ thể, ảnh hưởng đến tim và mạch máu.

7. Trà nhân sâm

Trà nhân sâm là một thức uống tốt cho sức khỏe, nhưng nếu dùng sai thời điểm sẽ gây tác dụng ngược lại. Ảnh: Internet.

Trà nhân sâm là một thức uống tốt cho sức khỏe, nhưng nếu dùng sai thời điểm sẽ gây tác dụng ngược lại. Ảnh: Internet.

Nhân sâm chứa hoạt chất kích thích thần kinh hưng phấn, dẫn đến trình trạng mất ngủ. Bên cạnh đó, nhân sâm cũng khiến tình trạng đầy hơi, khó tiêu thêm trầm trọng, tăng gánh nặng cho dạ dày

Bảo Phương tổng hợp

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/7-loai-nuoc-khong-nen-uong-vao-buoi-toi/