7 thói quen mọi người thường làm khi ngủ khiến cơ thể nhanh lão hóa và giảm tuổi thọ
Thức khuya gây hại cho cơ thể ai cũng đều biết, nhưng có những người đi ngủ sớm cũng gây hại cho cơ thể, đó chính là do chất lượng giấc ngủ kém.
Thủ phạm dẫn đến giấc ngủ kém ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến cơ thể nhanh lão hóa và giảm tuổi thọ chính là 7 thói quen dưới đây:
1. Xem điện thoại trước khi đi ngủ
Các chuyên gia y tế về giấc ngủ chỉ ra rằng ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại có thể gây ra rối loạn giấc ngủ. Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng ánh sáng xanh ức chế sự tiết melatonin từ cơ thể con người, khiến não con người ảo tưởng rằng đó là ban ngày, dẫn đến não vẫn ở trạng thái tỉnh táo. Melatonin là một loại hormone thúc đẩy cơ thể chuẩn bị cho giấc ngủ.
Một cách hiệu quả để ngăn ngừa rối loạn giấc ngủ là tắm nắng vào ban ngày và sử dụng điện thoại di động hoặc máy tính dưới 1 giờ trước khi đi ngủ.
2. Ăn quá no trước khi đi ngủ
Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ, đường ruột phải tăng cường tiêu hóa, dạ dày chứa đầy thức ăn sẽ tiếp tục kích thích não. Bộ não có sự phấn khích khiến cơ thể con người không thể ngủ ngon.
Không ăn trong 1 - 2 giờ trước khi đi ngủ, và bữa tối nên ăn 7 phần no. Sau bữa tối nửa tiếng có thể đi bộ, hoạt động có thể giúp dạ dày tiêu hóa nhanh và giúp ngủ ngon.
3. Gối không phù hợp
Gối quá thấp, dễ gây ra "gối trượt", gối quá cao sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy thông suốt của đường thở, dễ ngáy. Hơn nữa đầu gối cao trong thời gian dài, dễ dẫn đến khó chịu ở cổ hoặc gù lưng. Chiều cao của gối dành cho người lớn là 8-12 cm, có độ mềm mại và độ cứng vừa phải. Lưu ý: Gối không phải sử dụng cho đầu mà gối sử dụng cho cổ, mọi người không được sử dụng sai cách.
4. Uống rượu trước khi đi ngủ
Nhiều người nghĩ rằng uống trước khi đi ngủ có thể giúp ngủ ngon. Trên thực tế, giấc ngủ do rượu gây ra không dễ kéo dài. Nó sẽ làm cho giấc ngủ của bạn gần như duy trì trong giai đoạn ngủ nông, ngủ không sâu giấc. Khi bạn thức dậy, bạn sẽ cảm thấy cơ thể luôn mệt mỏi và buồn ngủ. Đối với những người mắc bệnh hô hấp và ngáy, uống rượu trước khi đi ngủ cũng có thể gây ngạt thở, thậm chí là mất mạng.
6. Ngủ quá nhiều
Cơ thể chỉ cần một giấc ngủ chất lượng nhất định, ngủ quá nhiều không có nghĩa là giấc ngủ ngon. Ban ngày ngủ quá nhiều, ngược lại không có lợi cho giấc ngủ vào ban đêm.
7. Tắm trước khi đi ngủ
Có hai phương pháp hỗ trợ giấc ngủ quen thuộc: tắm trước khi đi ngủ và tập thể dục trước khi đi ngủ, thực tế, 2 việc làm này không giúp ngủ ngon. Tắm tốt nhất là tắm từ 1,5 đến 2 giờ trước khi đi ngủ, để nhiệt độ cơ thể tăng lên, tập thể dục ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ, nếu không não quá hưng phấn, ngược lại sẽ càng gây hại cho giấc ngủ, đồng thời ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
5 thói quen giúp bạn có giấc ngủ ngon:
- Ngâm chân: Nó có thể cải thiện lưu thông máu của bàn chân, đây là một biện pháp rất hiệu quả để giảm mệt mỏi và cải thiện chất lượng giấc ngủ (nhiệt độ nước ngâm chân khuyến nghị: 40-42,5 ° C).
- Thả lỏng cơ thể: Nghe nhạc êm dịu (âm thanh nhỏ) hoặc có thể xem một cuốn sách giúp thư giãn.
- Tạo cảm giác yên tâm khi ngủ: Nằm trên giường đừng làm việc không liên quan quá nhiều đến giấc ngủ, đặc biệt là xem điện thoại.
- Đừng nằm quá lâu: Bạn nằm trên giường càng lâu thì càng dễ mất ngủ. Do đó kiến nghị, nếu sau khi nằm trên giường khoảng 15-20 phút không thể ngủ, tốt nhất thực hiện một số động tác thư giãn, cơn buồn ngủ sẽ đến rất nhanh.
- Ban ngày nên ngủ ít: Hạn chế thời gian ngủ vào ban ngày, ngủ trưa tốt nhất khoảng 20 đến 30 phút, vừa giúp ngủ ngon, vừa không ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.
Hà Vũ (Dịch theo Aboluowang)