Ấn Độ nói rút quân nhưng lại tăng thêm vũ khí áp sát Trung Quốc

Cao trào xung đột biên giới Ấn - Trung tại khu vực Đông Ladark đã kéo dài hơn 1 tháng, tưởng chừng như sự việc đã được giải quyết khi cả hai bên tuyên bố sẽ rút quân nhưng trên thực tế, Ấn Độ càng ngày càng triển khai nhiều vũ khí hạng nặng hơn tới nơi này.

 Xung đột biên giới Trung - Ấn tại Đông Ladark bắt nguồn từ giữa tháng 6, đến nay đã kéo dài hơn một tháng trời đỉnh điểm với việc 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng đã khiến cuộc chiến tranh giữa hai siêu cường châu Á chỉ còn tranh gang tấc. Bắc Kinh và New Delhi đã tổ chức nhiều vòng đàm phán ngoại giao nhưng mọi việc vẫn chưa có tiến triển nhanh chóng khi quân Trung Quốc vẫn chưa rút khỏi những điểm đóng quân trong lãnh thổ Ấn Độ. Ảnh: Đoàn xe vận tải của Ấn Độ hướng về phía biên giới.

Xung đột biên giới Trung - Ấn tại Đông Ladark bắt nguồn từ giữa tháng 6, đến nay đã kéo dài hơn một tháng trời đỉnh điểm với việc 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng đã khiến cuộc chiến tranh giữa hai siêu cường châu Á chỉ còn tranh gang tấc. Bắc Kinh và New Delhi đã tổ chức nhiều vòng đàm phán ngoại giao nhưng mọi việc vẫn chưa có tiến triển nhanh chóng khi quân Trung Quốc vẫn chưa rút khỏi những điểm đóng quân trong lãnh thổ Ấn Độ. Ảnh: Đoàn xe vận tải của Ấn Độ hướng về phía biên giới.

Theo các nguồn tin từ Ấn Độ, lính Trung Quốc vẫn đang hiện diện sâu 8km bên trong tính từ đường biên giới và chưa chịu rời đi, đáp trả lại, Ấn Độ đã tiếp tục triển khai nhiều khí tài hạng nặng đến Ladark để đối phó với những tình huống xấu. Giữa lúc căng thẳng đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh đã bất ngờ đến thăm các điểm tranh chấp ở phía Đông nước này và đảm bảo với những binh sĩ của mình rằng họ sẽ có vũ khí hiện đại để tác chiến. Ảnh: Thủ tướng Modi tại Đông Ladark.

Theo các nguồn tin từ Ấn Độ, lính Trung Quốc vẫn đang hiện diện sâu 8km bên trong tính từ đường biên giới và chưa chịu rời đi, đáp trả lại, Ấn Độ đã tiếp tục triển khai nhiều khí tài hạng nặng đến Ladark để đối phó với những tình huống xấu. Giữa lúc căng thẳng đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh đã bất ngờ đến thăm các điểm tranh chấp ở phía Đông nước này và đảm bảo với những binh sĩ của mình rằng họ sẽ có vũ khí hiện đại để tác chiến. Ảnh: Thủ tướng Modi tại Đông Ladark.

Việc Thủ tướng Ấn Độ có mặt tại khu vực tranh chấp với láng giềng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo một động lực tinh thần rất lớn cho binh sĩ tại đây sau sự việc 20 lính Ấn Độ hi sinh khi ẩu đả với lính Trung Quốc. Ông Modi cũng thẳng thắn lên án chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh và thể hiện lập trường cực kỳ cứng rắn, không run sợ của mình trong vấn đề chủ quyền đất nước. Ảnh: Thủ tướng Narendra Modi phát biểu trước những binh sĩ của mình tại chuyến thăm Ladark hồi đầu tháng 7.

Việc Thủ tướng Ấn Độ có mặt tại khu vực tranh chấp với láng giềng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo một động lực tinh thần rất lớn cho binh sĩ tại đây sau sự việc 20 lính Ấn Độ hi sinh khi ẩu đả với lính Trung Quốc. Ông Modi cũng thẳng thắn lên án chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh và thể hiện lập trường cực kỳ cứng rắn, không run sợ của mình trong vấn đề chủ quyền đất nước. Ảnh: Thủ tướng Narendra Modi phát biểu trước những binh sĩ của mình tại chuyến thăm Ladark hồi đầu tháng 7.

Trước đó, quân đội Ấn Độ đã cho triển khai các hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Akask hiện đại của mình tới Đông Ladark sau những động thái điều động chiến đấu cơ và trực thăng có vũ trang của Trung Quốc đến khu vực. Akask là một tổ hợp cực kỳ đáng gờm, được Ấn Độ phát triển dựa trên tổ hợp 2K12 Kub của Nga/Liên Xô với những cải tiến vượt trội về hệ thống điện tử. Việc có mặt của loại tên lửa này ở biên giới khiến cho Trung Quốc không thể dễ dàng mở một cuộc tập kích đường không tại đây. Ảnh: Tổ hợp Akask trong một cuộc duyệt binh

Trước đó, quân đội Ấn Độ đã cho triển khai các hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Akask hiện đại của mình tới Đông Ladark sau những động thái điều động chiến đấu cơ và trực thăng có vũ trang của Trung Quốc đến khu vực. Akask là một tổ hợp cực kỳ đáng gờm, được Ấn Độ phát triển dựa trên tổ hợp 2K12 Kub của Nga/Liên Xô với những cải tiến vượt trội về hệ thống điện tử. Việc có mặt của loại tên lửa này ở biên giới khiến cho Trung Quốc không thể dễ dàng mở một cuộc tập kích đường không tại đây. Ảnh: Tổ hợp Akask trong một cuộc duyệt binh

New Delhi cũng đã triển khai những chiếc vận tải cơ C-17 Globemaster lớn nhất của mình để vận chuyển người và phương tiện nhanh chóng cơ động lên một trong những sân bay cao nhất ở Ladark nhằm có thể nhanh chóng phản ứng trước những tình huống xấu. Ảnh: Vận tải cơ C-17 của Không quân Ấn Độ.

New Delhi cũng đã triển khai những chiếc vận tải cơ C-17 Globemaster lớn nhất của mình để vận chuyển người và phương tiện nhanh chóng cơ động lên một trong những sân bay cao nhất ở Ladark nhằm có thể nhanh chóng phản ứng trước những tình huống xấu. Ảnh: Vận tải cơ C-17 của Không quân Ấn Độ.

Ấn Độ cũng cho triển khai loại máy bay tuần thám săn ngầm P-8I (phiên bản dành riêng cho Ấn Độ của P-8A Poseidon) do hãng Boeing Mỹ chế tạo đến khu vực tranh chấp. Loại máy bay này được trang bị hệ thống điện tử cực kỳ hiện đại, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ tình báo, giám sát và trinh sát mặt đất để nhanh chóng nắm bắt kịp thời tình hình, diễn biến xảy ra tại đây. Hải quân Ấn Độ hiện đang vận hành 8 chiếc loại này và 4 chiếc nữa cũng sắp được tiếp nhận trong thời gian tới. Ảnh: Máy bay tuần thám săn ngầm P-8I của Hải quân Ấn Độ.

Ấn Độ cũng cho triển khai loại máy bay tuần thám săn ngầm P-8I (phiên bản dành riêng cho Ấn Độ của P-8A Poseidon) do hãng Boeing Mỹ chế tạo đến khu vực tranh chấp. Loại máy bay này được trang bị hệ thống điện tử cực kỳ hiện đại, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ tình báo, giám sát và trinh sát mặt đất để nhanh chóng nắm bắt kịp thời tình hình, diễn biến xảy ra tại đây. Hải quân Ấn Độ hiện đang vận hành 8 chiếc loại này và 4 chiếc nữa cũng sắp được tiếp nhận trong thời gian tới. Ảnh: Máy bay tuần thám săn ngầm P-8I của Hải quân Ấn Độ.

Cách đó không lâu, Ấn Độ đã ký một hợp đồng trị giá 155 triệu USD để đặt mua từ Mỹ 10 tên lửa chống hạm AGM-84L Harpoon Block II và 19 ngư lôi hạng nhẹ Mk-54 cỡ 324mm để trang bị cho các máy bay tuần thám săn ngầm P-8I đang biên chế của mình. Ảnh: Lắp đặt ngư lôi Mk-54 lên trực thăng săn ngầm của tàu Hải quân

Cách đó không lâu, Ấn Độ đã ký một hợp đồng trị giá 155 triệu USD để đặt mua từ Mỹ 10 tên lửa chống hạm AGM-84L Harpoon Block II và 19 ngư lôi hạng nhẹ Mk-54 cỡ 324mm để trang bị cho các máy bay tuần thám săn ngầm P-8I đang biên chế của mình. Ảnh: Lắp đặt ngư lôi Mk-54 lên trực thăng săn ngầm của tàu Hải quân

Một số nguồn tin từ Chính phủ cũng cho biết, Ấn Độ cũng đang lên kế hoạch nhằm triển khai các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư Mig-29K tới các căn cứ Không quân ở khu vực phía Bắc nước này nhằm sẵn sàng cơ động nhanh chóng đến Ladark trong tình huống xấu nhất. Mig-29K là một đối trọng cực kỳ đáng gờm đối với các máy bay J-10 Chengdu và J-8 Shenyang của Trung Quốc đang được triển khai bên kia biên giới. Ảnh: Biên đội Mig-29K của Không quân Ấn Độ bay huấn luyện.

Một số nguồn tin từ Chính phủ cũng cho biết, Ấn Độ cũng đang lên kế hoạch nhằm triển khai các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư Mig-29K tới các căn cứ Không quân ở khu vực phía Bắc nước này nhằm sẵn sàng cơ động nhanh chóng đến Ladark trong tình huống xấu nhất. Mig-29K là một đối trọng cực kỳ đáng gờm đối với các máy bay J-10 Chengdu và J-8 Shenyang của Trung Quốc đang được triển khai bên kia biên giới. Ảnh: Biên đội Mig-29K của Không quân Ấn Độ bay huấn luyện.

Và 5 máy bay chiến đấu tối tân Rafale mà Pháp chuẩn bị chuyển giao cho Ấn Độ tới đây cũng sẽ được triển khai tại căn cứ Không quân Ambala ở phía bắc nước này, cách thủ đô New Delhi 200km. Đây là những chiến đấu cơ nằm trong khuôn khổ hợp đồng trị giá 7.9 tỷ USD mà Ấn Độ ký với Pháp nhằm cung cấp 36 chiếc Rafale từ năm 2016. Việc có những chiếc Rafale trong tay sẽ khiến Ấn Độ cân bằng với những tiêm kích hạng nặng J-16 Shenyang của đối thủ vốn là một phiên bản sao chép từ Su-30 MKK. Ảnh: Biên đội tiêm kích Rafale của Không quân Ấn Độ.

Và 5 máy bay chiến đấu tối tân Rafale mà Pháp chuẩn bị chuyển giao cho Ấn Độ tới đây cũng sẽ được triển khai tại căn cứ Không quân Ambala ở phía bắc nước này, cách thủ đô New Delhi 200km. Đây là những chiến đấu cơ nằm trong khuôn khổ hợp đồng trị giá 7.9 tỷ USD mà Ấn Độ ký với Pháp nhằm cung cấp 36 chiếc Rafale từ năm 2016. Việc có những chiếc Rafale trong tay sẽ khiến Ấn Độ cân bằng với những tiêm kích hạng nặng J-16 Shenyang của đối thủ vốn là một phiên bản sao chép từ Su-30 MKK. Ảnh: Biên đội tiêm kích Rafale của Không quân Ấn Độ.

Có thể thấy rằng, Ấn Độ đang nhanh chóng đẩy mạnh phát triển vũ khí và thực hiện mua mới các hợp đồng quốc phòng khẩn cấp, đồng thời đẩy nhanh quá trình thực hiện các hợp đồng đã ký kết với các nước Nga, Mỹ, Pháp, Israel. Những hành động trên cho ta thấy một Ấn Độ cứng rắn và cương quyết trong vấn đề tranh chấp và chắc chắn sẽ không nhượng bộ, thỏa hiệp những yêu sách vô lý của đối thủ. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ trong một chuyến tuần tra biên giới.

Có thể thấy rằng, Ấn Độ đang nhanh chóng đẩy mạnh phát triển vũ khí và thực hiện mua mới các hợp đồng quốc phòng khẩn cấp, đồng thời đẩy nhanh quá trình thực hiện các hợp đồng đã ký kết với các nước Nga, Mỹ, Pháp, Israel. Những hành động trên cho ta thấy một Ấn Độ cứng rắn và cương quyết trong vấn đề tranh chấp và chắc chắn sẽ không nhượng bộ, thỏa hiệp những yêu sách vô lý của đối thủ. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ trong một chuyến tuần tra biên giới.

Video Trung - Ấn giãn quân sau đụng độ biên giới, châu Á căng thẳng - Nguồn: VTC NOW

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/an-do-noi-rut-quan-nhung-lai-tang-them-vu-khi-ap-sat-trung-quoc-1415392.html