Ẩn họa từ chiếm dụng lòng đường biến thành sân phơi lúa

Hiện nay, nhiều cư dân ngoại thành Hà Nội chiếm dụng lòng đường làm sân phơi lúa trong mùa thu hoạch. Điều này, không chỉ gây mất mĩ quan mà còn vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông và gây nguy hiểm cho người đi đường.

Ngay trên đường Võ Nguyên Giáp, một trong những tuyến đường hiện đại nhất Thủ đô - nơi có mật độ phương tiện lưu thông lớn, vẫn xuất hiện khá nhiều "sân phơi" lúa tự phát kéo dài hàng trăm mét đoạn đi qua sân bay Nội Bài.

Nhiều người dân ngang nhiên phơi lúa ngay phía trước sân bay Nội Bài. Khi được hỏi thì họ phân trần rằng, dù biết là nguy hiểm nhưng do nhà không có sân để phơi nên đành bất đắc dĩ "mượn" tạm mặt đường vài hôm.

Nhiều người dân ngang nhiên phơi lúa ngay phía trước sân bay Nội Bài. Khi được hỏi thì họ phân trần rằng, dù biết là nguy hiểm nhưng do nhà không có sân để phơi nên đành bất đắc dĩ "mượn" tạm mặt đường vài hôm.

Những "sân phơi" kéo dài hàng trăm mét ngay giữa lòng đường.

Những "sân phơi" kéo dài hàng trăm mét ngay giữa lòng đường.

Chia sẻ với PV, Báo Gia đình & Xã hội, anh N.T.H, một người thường xuyên lái xe qua trục đường này cho biết: "Vào dịp thu hoạch lúa, mỗi lần đi qua đây tôi luôn phải cảnh giác cao độ. Người dân thường đặt các vật cản ngay giữa đường, nếu không tập trung xử lý sẽ rất dễ xảy ra tai nạn. Tôi cũng góp ý vài lần rồi mà đâu vẫn vào đấy".

Chia sẻ với PV, Báo Gia đình & Xã hội, anh N.T.H, một người thường xuyên lái xe qua trục đường này cho biết: "Vào dịp thu hoạch lúa, mỗi lần đi qua đây tôi luôn phải cảnh giác cao độ. Người dân thường đặt các vật cản ngay giữa đường, nếu không tập trung xử lý sẽ rất dễ xảy ra tai nạn. Tôi cũng góp ý vài lần rồi mà đâu vẫn vào đấy".

Người dân tất bật thu dọn lúa ngay sát những dòng xe đang lưu thông, tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho chính họ và người đi đường.

Người dân tất bật thu dọn lúa ngay sát những dòng xe đang lưu thông, tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho chính họ và người đi đường.

Họ đặt ra một dãy chướng ngại vật để ngăn các phương tiện chèn lên lúa.

Họ đặt ra một dãy chướng ngại vật để ngăn các phương tiện chèn lên lúa.

Từ những cành cây khô...

Từ những cành cây khô...

...cho tới những miếng gỗ với kích thước "khủng".

...cho tới những miếng gỗ với kích thước "khủng".

Thậm chí đến chiếc ghế cũng được tận dụng để cản phương tiện giao thông đi vào lúa đang phơi.

Thậm chí đến chiếc ghế cũng được tận dụng để cản phương tiện giao thông đi vào lúa đang phơi.

Một chiếc xe tải đã phải lấn hết sang làn đường ngược chiều để tránh những "sân phơi" tự phát.

Một chiếc xe tải đã phải lấn hết sang làn đường ngược chiều để tránh những "sân phơi" tự phát.

Mặt đường bị chiếm mất một nửa, khiến những phương tiện di chuyển khó khăn, nhất là lúc các xe khách, xe tải đi qua hoặc vào giờ cao điểm, lượng người tham gia giao thông đông thì nguy cơ xảy ra tai nạn là rất lớn.

Mặt đường bị chiếm mất một nửa, khiến những phương tiện di chuyển khó khăn, nhất là lúc các xe khách, xe tải đi qua hoặc vào giờ cao điểm, lượng người tham gia giao thông đông thì nguy cơ xảy ra tai nạn là rất lớn.

Những "sân phơi" này kéo dài đến tận đường gom thuộc thôn Thái Phù, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Những "sân phơi" này kéo dài đến tận đường gom thuộc thôn Thái Phù, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Để không tái diễn tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường làm sân phơi, các địa phương cần chú trọng công tác tuyên truyền, nhắc nhở người dân nâng cao ý thức an toàn giao thông. Đồng thời, lực lượng cán bộ phường, xã cần tăng cường tuần tra kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Việc người dân tận dụng lòng đường làm sân phơi lúa, rơm rạ là hành vi vi phạm luật giao thông. Tùy vào mức độ nguy hiểm và hậu quả xảy ra, có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tại điểm b, khoản 1, Điều 12, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 - 400.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ.

Trường hợp gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cản trở giao thông đường bộ quy định tại Điều 261, Bộ luật Hình sự với khung hình phạt là phạt tiền từ 5 triệu đến 300 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù cao nhất đến 10 năm.

Võ Phương Linh

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/xa-hoi/an-hoa-tu-chiem-dung-long-duong-bien-thanh-san-phoi-lua-20210531175508551.htm