Ảnh 360 độ: Cầu Nhật Tân-Dấu ấn 70 năm hợp tác ODA Nhật Bản

Cầu Nhật Tân thông xe năm 2015 là cầu thép dây văng lớn nhất Việt Nam và là biểu tượng độc đáo của Thủ đô Hà Nội. Đây cũng là một trong những dấu ấn quan trọng của chương trình hợp tác ODA Nhật Bản tại Việt Nam.

Theo Ban Quản lý Dự án 85 (Bộ Giao thông vận tải), nhờ sự giúp đỡ từ nguồn vốn thuộc chương trình ODA (Vốn hỗ trợ phát triển chính thức của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội) của Nhật Bản, Việt Nam đã xây dựng được nhiều công trình giao thông quy mô lớn, công nghệ thi công phức tạp, phần lớn đều là các công trình quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực nhjuw: Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, cảng Tiên Sa, cầu Cần thơ, cầu Bãi Cháy…

Điểm nhấn quan trọng trong các dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam là dự án xây dựng cầu Nhật Tân, cầu dây văng đầu tiên nối 2 bờ sông Hồng (nối quận Tây Hồ và huyện Đông Anh), là dự án lớn ở cửa ngõ Thủ đô kết nối sân bay Nội Bài đến với Thủ đô Hà Nội.

Với ý nghĩa đặc biệt như vậy, Ban Quản lý dự án 85 đã đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét và thành phố Hà Nội đặt tên là cầu Nhật Tân và cầu Hữu nghị Việt-Nhật.

Dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt năm 2006, với tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng.

Dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt năm 2006, với tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng.

Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA theo điều kiện STEP của cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA theo điều kiện STEP của cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Tổng chiều dài dự án gần 9 km, trong đó cầu Nhật Tân dài khoảng 3,75 km và đường hai đầu cầu dài khoảng 5,17 km, bề rộng mặt đường 33,2 m, bố trí 8 làn xe.

Tổng chiều dài dự án gần 9 km, trong đó cầu Nhật Tân dài khoảng 3,75 km và đường hai đầu cầu dài khoảng 5,17 km, bề rộng mặt đường 33,2 m, bố trí 8 làn xe.

Công trình là biểu tượng của mối quan hệ Việt-Nhật.

Công trình là biểu tượng của mối quan hệ Việt-Nhật.

Cầu có 5 trụ tháp chính kết nối các nhịp dây văng, nâng đỡ toàn bộ phần cầu, năm trụ tháp tượng trưng cho 5 cửa ô Hà Nội.

Cầu có 5 trụ tháp chính kết nối các nhịp dây văng, nâng đỡ toàn bộ phần cầu, năm trụ tháp tượng trưng cho 5 cửa ô Hà Nội.

Cầu Nhật Tân kết nối với đường Nhật Tân, tạo nên tuyến huyết mạch từ sân bay Nội Bài đến trung tâm Hà Nội.

Cầu Nhật Tân kết nối với đường Nhật Tân, tạo nên tuyến huyết mạch từ sân bay Nội Bài đến trung tâm Hà Nội.

Cầu Nhật Tân hiện là 1 trong 7 cây cầu kết nối 2 bờ sông Hồng, có nhiều ý nghĩa quan trọng trong lưu thông phát triển kinh tế của Thủ đô.

Cầu Nhật Tân hiện là 1 trong 7 cây cầu kết nối 2 bờ sông Hồng, có nhiều ý nghĩa quan trọng trong lưu thông phát triển kinh tế của Thủ đô.

Cầu Nhật Tân đã rút ngắn quãng đường di chuyển từ trung tâm thành phố đến Sân bay Nội Bài, hạn chế sự ùn tắc vào giờ cao điểm cho cầu Thăng Long.

Cầu Nhật Tân đã rút ngắn quãng đường di chuyển từ trung tâm thành phố đến Sân bay Nội Bài, hạn chế sự ùn tắc vào giờ cao điểm cho cầu Thăng Long.

Toàn cảnh cầu Nhật Tân nhìn từ trên cao.

Toàn cảnh cầu Nhật Tân nhìn từ trên cao.

Trung Nguyên/Báo Tin tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/anh-360/anh-360-do-cau-nhat-tandau-an-70-nam-hop-tac-oda-nhat-ban-20241008174824400.htm