Ảnh cực quý về Bệnh viện Chợ Rẫy 100 năm trước

Có tuổi đời 120 năm, Bệnh viện Chợ Rẫy ở TP HCM là một trong những bệnh viện tuyến cuối lớn nhất tại Việt Nam. Cùng xem những hình ảnh hiếm có về bệch viện này cách đây một thế kỷ.

Bác sĩ và nhân viên Bệnh viện thị xã Chợ Lớn (Hôpital Municipal de Cholon) năm 1909, tiền thân của Bệnh viện Chợ Rẫy ngày nay. Thành lập vào năm 1900, đây là một trong những cơ sở y tế của Pháp được thành lập sớm nhất ở Việt Nam.

Bác sĩ và nhân viên Bệnh viện thị xã Chợ Lớn (Hôpital Municipal de Cholon) năm 1909, tiền thân của Bệnh viện Chợ Rẫy ngày nay. Thành lập vào năm 1900, đây là một trong những cơ sở y tế của Pháp được thành lập sớm nhất ở Việt Nam.

Hình ảnh Bệnh viện thị xã Chợ Lớn trên một bưu thiếp thời thuộc địa. Bệnh viện được xây dựng trên nền đất vốn trước đây là một khu chợ của người Hoa, có tên là chợ Rẫy. Do vậy, người dân vẫn quen gọi là bệnh viện Chợ Rẫy.

Hình ảnh Bệnh viện thị xã Chợ Lớn trên một bưu thiếp thời thuộc địa. Bệnh viện được xây dựng trên nền đất vốn trước đây là một khu chợ của người Hoa, có tên là chợ Rẫy. Do vậy, người dân vẫn quen gọi là bệnh viện Chợ Rẫy.

Bên ngoài cổng chính của bệnh viện, đầu thế kỷ 20. Từ khi hình thành, Bệnh viện Chợ Rẫy đã nhiều lần đối tên. Năm 1919 bệnh viện đổi tên thành Hôpital Indigene de Cochinchine (bịnh viện bản xứ Nam Kỳ). Năm 1938 là Hôpital Lalung Bonnaire (tên của ông giám đốc người Pháp).

Bên ngoài cổng chính của bệnh viện, đầu thế kỷ 20. Từ khi hình thành, Bệnh viện Chợ Rẫy đã nhiều lần đối tên. Năm 1919 bệnh viện đổi tên thành Hôpital Indigene de Cochinchine (bịnh viện bản xứ Nam Kỳ). Năm 1938 là Hôpital Lalung Bonnaire (tên của ông giám đốc người Pháp).

Một khu nhà trong Bệnh viện Chợ Rẫy xưa. Năm 1945, bệnh viện đổi tên thành Hôpital 415, sau đó tách thành hai phòng khám Hàm Nghi và phòng khám Nam Việt. Năm 1957, hai phòng khám trên sáp nhập lại thành bệnh viện Chợ Rẫy. Đây đánh dấu thời điểm bệnh viện mang tên Chợ Rẫy.

Một khu nhà trong Bệnh viện Chợ Rẫy xưa. Năm 1945, bệnh viện đổi tên thành Hôpital 415, sau đó tách thành hai phòng khám Hàm Nghi và phòng khám Nam Việt. Năm 1957, hai phòng khám trên sáp nhập lại thành bệnh viện Chợ Rẫy. Đây đánh dấu thời điểm bệnh viện mang tên Chợ Rẫy.

Một góc khuôn viên bệnh viện, thập niên 1920. Năm 1971, Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại để xây dựng lại bệnh viện Chợ Rẫy. Cuộc tái thiết khiến Chợ Rẫy trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Một góc khuôn viên bệnh viện, thập niên 1920. Năm 1971, Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại để xây dựng lại bệnh viện Chợ Rẫy. Cuộc tái thiết khiến Chợ Rẫy trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Cổng bệnh viện, thập niên 1920. Hiện nay, Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, xếp hạng đặc biệt, tuyến kỹ thuật sau cùng của 37 tỉnh, thành phố phía Nam trực thuộc Bộ Y tế.

Cổng bệnh viện, thập niên 1920. Hiện nay, Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, xếp hạng đặc biệt, tuyến kỹ thuật sau cùng của 37 tỉnh, thành phố phía Nam trực thuộc Bộ Y tế.

Một khu nhà trong bệnh viện, thập niên 1920.

Một khu nhà trong bệnh viện, thập niên 1920.

Cổng bệnh viện, thập niên 1940.

Cổng bệnh viện, thập niên 1940.

Trong khuôn viên Bệnh viện Chợ Rẫy, trước 1975.

Trong khuôn viên Bệnh viện Chợ Rẫy, trước 1975.

Bệnh viện Chợ Rẫy năm 1996, ảnh của Mike Huddleston.

Bệnh viện Chợ Rẫy năm 1996, ảnh của Mike Huddleston.

Mời quý độc giả xem video: WHO: Việt Nam có năng lực để sản xuất vắc-xin chống Covid-19. Nguồn: VTC Now

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/anh-cuc-quy-ve-benh-vien-cho-ray-100-nam-truoc-1363228.html