Những bức ảnh vừa được công bố do Survival International, một tổ chức có trụ sở tại London thành lập năm 1969, vận động cho quyền của người bản địa, bộ lạc và người dân tộc thiểu số, chụp được hôm 27-6-2024
Có thể thấy hơn 50 người Mashco Piro xuất hiện gần làng Yine của Monte Salvado, thuộc tỉnh Madre de Dios, ở đông nam Peru.
Người Mashco Piro được cho là thuộc bộ tộc sống tách biệt lớn nhất trên thế giới.
Họ sống ở “Biên giới không tiếp xúc”, khu vực nằm giữa biên giới Brazil, Peru và Bolivia, nơi tập trung nhiều bộ lạc gần như không liên hệ với người bên ngoài
Bộ tộc này đã ra khỏi rừng nhiệt đới thường xuyên hơn để tìm kiếm thức ăn và có vẻ như bất bình trước sự hiện diện ngày càng tăng của những người khai thác gỗ quanh khu vực
Peru cấm tiếp xúc với Mashco Piro và hàng chục bộ lạc "không tiếp xúc" khác, chủ yếu là do hệ miễn dịch của họ có rất ít khả năng chống lại các bệnh thông thường
“Những hình ảnh đáng kinh ngạc này cho thấy một số lượng rất lớn người Mashco Piro đang sống chỉ cách nơi những người khai thác gỗ chuẩn bị bắt đầu hoạt động vài dặm”, ông Caroline Pearce - Giám đốc Survival International cho biết
Theo ông Caroline Pearce, đây là nguy cơ của một thảm họa nhân đạo. Điều quan trọng là những người khai thác gỗ phải bị loại bỏ và lãnh thổ của Mashco Piro cuối cùng cũng được bảo vệ đúng cách.
Survival International lấy ví dụ, công ty Canales Tahuamanu, hoạt động bên trong lãnh thổ của người Mashco Piro đã xây dựng hơn 200 km đường cho xe tải khai thác gỗ của mình.
Các nhà vận động từ Survival International cho biết, đây là một ví dụ minh họa về “nhu cầu cấp thiết phải thu hồi tất cả giấy phép khai thác gỗ trong khu vực và công nhận rằng lãnh thổ này thuộc về người Mashco Piro
Survival International đã kêu gọi Hội đồng quản lý rừng Peru rút lại chứng nhận hoạt động của công ty khai thác gỗ nhưng chưa rõ kết quả đến đâu.
Alfredo Vargas Pio, Chủ tịch tổ chức bản địa địa phương FENAMAD cho biết: “Đây là bằng chứng không thể chối cãi cho thấy nhiều người Mashco Piro sống ở khu vực này, nơi mà chính phủ không những không bảo vệ được mà còn bán cho các công ty khai thác gỗ”.
“Các công nhân khai thác gỗ có thể mang đến những căn bệnh mới gây nguy hiểm cho người bản địa Mashco Piro và cũng có nguy cơ xảy ra bạo lực cho cả hai bên. Vì vậy lãnh thổ của Mashco Piro phải được công nhận và bảo vệ trước pháp luật”, ông Alfredo Vargas Pio nói
Mặc dù dân số Mashco Piro vẫn chưa rõ ràng, nhưng ước tính họ có khoảng 750 người, sống sâu trong các khu rừng nhiệt đới phía đông nam Peru.
Yên Vũ