Bà cụ 70 tuổi biến cành cây, giấy vệ sinh thành mũ và quần áo

Dù hơn 70 tuổi, bà Debra Rapoport vẫn tích cực tìm kiếm vật dụng bỏ đi để tái chế thành trang phục.

 Debra Rapoport (hơn 70 tuổi) nổi tiếng nhờ vào việc biến rác của người khác và các vật liệu đơn giản thành mũ, quần áo. Bà dùng bất kể thứ gì nhặt được trên đường phố để thiết kế, từ tờ báo cũ, một mảnh kim loại, bìa carton hay thậm chí là giấy vệ sinh... Thực tế, bà nổi danh từ cuối thập niên 60 với những tác phẩm nghệ thuật có thể đeo được.

Debra Rapoport (hơn 70 tuổi) nổi tiếng nhờ vào việc biến rác của người khác và các vật liệu đơn giản thành mũ, quần áo. Bà dùng bất kể thứ gì nhặt được trên đường phố để thiết kế, từ tờ báo cũ, một mảnh kim loại, bìa carton hay thậm chí là giấy vệ sinh... Thực tế, bà nổi danh từ cuối thập niên 60 với những tác phẩm nghệ thuật có thể đeo được.

 Bà Debra thường hay tự gọi mình là "Debra Debris" hay "Residue Rapoport". Các tác phẩm của bà được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia... Sau khi nhận bằng thạc sĩ tại Đại học California tại Berkeley, bà đã giảng dạy tại nhiều trường đại học khác nhau, tham gia các hội thảo về cách biến vật liệu tái chế thành mũ, túi xách, dây chuyền sáng tạo và đẹp mắt.

Bà Debra thường hay tự gọi mình là "Debra Debris" hay "Residue Rapoport". Các tác phẩm của bà được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia... Sau khi nhận bằng thạc sĩ tại Đại học California tại Berkeley, bà đã giảng dạy tại nhiều trường đại học khác nhau, tham gia các hội thảo về cách biến vật liệu tái chế thành mũ, túi xách, dây chuyền sáng tạo và đẹp mắt.

 Trên trang web của Debra, bà tự giới thiệu mình là người New York bản địa. "Thành phố tuyệt vời này tiếp tục truyền cảm hứng cho tôi ngay cả sau 50 năm", bà viết. Ngoài ra, bà còn cho biết mũ là phụ kiện hoàn hảo, có thể đưa tủ quần áo và phong cách của một người lên tầm cao mới.

Trên trang web của Debra, bà tự giới thiệu mình là người New York bản địa. "Thành phố tuyệt vời này tiếp tục truyền cảm hứng cho tôi ngay cả sau 50 năm", bà viết. Ngoài ra, bà còn cho biết mũ là phụ kiện hoàn hảo, có thể đưa tủ quần áo và phong cách của một người lên tầm cao mới.

 Đặc biệt, bà Debra thường không định sẵn sẽ làm gì. Bà cho phép các vật liệu "giao tiếp" với mình và trở thành bạn của chúng. "Vào những năm 80, có rất nhiều kim loại được tìm thấy trên đường phố vì số xe bị đổ vỡ. Tôi thu thập và làm lại chúng. Phần lớn những mảnh đó hiện ở trong bảo tàng", bà cho biết.

Đặc biệt, bà Debra thường không định sẵn sẽ làm gì. Bà cho phép các vật liệu "giao tiếp" với mình và trở thành bạn của chúng. "Vào những năm 80, có rất nhiều kim loại được tìm thấy trên đường phố vì số xe bị đổ vỡ. Tôi thu thập và làm lại chúng. Phần lớn những mảnh đó hiện ở trong bảo tàng", bà cho biết.

 Bà Debra từng chia sẻ rằng bà đã ở trong sự bền vững suốt 55 năm và nhận thức được may mặc là ngành gây ô nhiễm lớn thứ 2 thế giới. Đó là lý do bà không mua bất cứ thứ gì mới mà tìm các sản phẩm thay thế. Việc tái sử dụng rác thải để làm mũ, trang phục cũng góp phần bảo vệ môi trường.

Bà Debra từng chia sẻ rằng bà đã ở trong sự bền vững suốt 55 năm và nhận thức được may mặc là ngành gây ô nhiễm lớn thứ 2 thế giới. Đó là lý do bà không mua bất cứ thứ gì mới mà tìm các sản phẩm thay thế. Việc tái sử dụng rác thải để làm mũ, trang phục cũng góp phần bảo vệ môi trường.

 Để làm nên chiếc mũ này, bà cụ người New York cần gấp, xoắn, quấn giấy trên nhựa. Bên cạnh đó, bà còn gỡ và xoắn dây thép tạo thành hình lò xo. Công việc này giúp cho bà cảm thấy tĩnh tâm, tập trung hơn.

Để làm nên chiếc mũ này, bà cụ người New York cần gấp, xoắn, quấn giấy trên nhựa. Bên cạnh đó, bà còn gỡ và xoắn dây thép tạo thành hình lò xo. Công việc này giúp cho bà cảm thấy tĩnh tâm, tập trung hơn.

 Các bài đăng của bà nhận được nhiều lời khen ngợi từ dân mạng. Phần lớn họ đều cho rằng "Residue Rapoport" biết cách sáng tạo. Trong một đoạn phỏng vấn, bà cho biết còn sử dụng cả những cành cây, thùng đựng trứng... để thiết kế.

Các bài đăng của bà nhận được nhiều lời khen ngợi từ dân mạng. Phần lớn họ đều cho rằng "Residue Rapoport" biết cách sáng tạo. Trong một đoạn phỏng vấn, bà cho biết còn sử dụng cả những cành cây, thùng đựng trứng... để thiết kế.

Không chỉ thiết kế mũ, bà Debra còn sử dụng túi nhựa, rác thải làm trang phục. Bà đưa ra lời khuyên mọi người hãy "mặc" túi nylon thay vì sử dụng một lần rồi vứt bỏ nó đi.

Không chỉ thiết kế mũ, bà Debra còn sử dụng túi nhựa, rác thải làm trang phục. Bà đưa ra lời khuyên mọi người hãy "mặc" túi nylon thay vì sử dụng một lần rồi vứt bỏ nó đi.

Biến quần lót thành bộ bikini sành điệu Với một chút khéo léo, bạn có thể may bộ bikini độc đáo từ chiếc quần lót thời trang.

Phương An
Ảnh: @debrarapoport, Eventbrite

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/ba-cu-70-tuoi-bien-canh-cay-giay-ve-sinh-thanh-mu-va-quan-ao-post1097296.html