Bác sĩ ở Ấn Độ: 'Tôi không ngủ được dù rất mệt'

Dịch Covid-19 bùng phát với số lượng bệnh nhân quá lớn khiến các y bác sĩ Ấn Độ kiệt sức vì cường độ làm việc cao. Nhiều người đã phải gửi lời kêu cứu trên mạng xã hội.

 Khi tình hình Covid-19 ở Ấn Độ trở nên tồi tệ trong làn sóng thứ hai, nhân viên y tế tại các bệnh viện luôn chịu áp lực nghiêm trọng, khiến họ kiệt sức và bị ảnh hưởng tinh thần. Những ca tử vong liên tục và cơ sở hạ tầng y tế thiếu thốn khiến họ chịu áp lực tinh thần lớn và phải nhờ sự giúp đỡ từ các chuyên gia sức khỏe tâm thần. Ảnh: CNN.

Khi tình hình Covid-19 ở Ấn Độ trở nên tồi tệ trong làn sóng thứ hai, nhân viên y tế tại các bệnh viện luôn chịu áp lực nghiêm trọng, khiến họ kiệt sức và bị ảnh hưởng tinh thần. Những ca tử vong liên tục và cơ sở hạ tầng y tế thiếu thốn khiến họ chịu áp lực tinh thần lớn và phải nhờ sự giúp đỡ từ các chuyên gia sức khỏe tâm thần. Ảnh: CNN.

 Bác sĩ Agni Kumar Bose, 26 tuổi, làm việc tại Bệnh viện King Edward Memorial, Mumbai, chia sẻ việc mặc đồ bảo hộ (PPE) hàng giờ liền khiến họ mệt mỏi và căng thẳng tăng cao. Bose cho biết: "Sau khi mặc PPE, chúng tôi sẽ không cởi ra trong suốt ca làm việc, kể cả khi ăn uống hay lúc tranh thủ nghỉ ngơi. Do đó, chúng tôi ngừng uống nước một giờ trước khi làm việc. Nhưng điều này cũng không giúp giảm bớt tình trạng mất nước khi chúng tôi đổ mồ hôi vì không được dùng điều hòa. Tình trạng chóng mặt, ngất xỉu xảy ra thường xuyên. Căng thẳng khiến tôi không ngủ được dù rất mệt. Thậm chí, tôi phải uống thuốc ngủ". Ảnh: Indiaexpress.

Bác sĩ Agni Kumar Bose, 26 tuổi, làm việc tại Bệnh viện King Edward Memorial, Mumbai, chia sẻ việc mặc đồ bảo hộ (PPE) hàng giờ liền khiến họ mệt mỏi và căng thẳng tăng cao. Bose cho biết: "Sau khi mặc PPE, chúng tôi sẽ không cởi ra trong suốt ca làm việc, kể cả khi ăn uống hay lúc tranh thủ nghỉ ngơi. Do đó, chúng tôi ngừng uống nước một giờ trước khi làm việc. Nhưng điều này cũng không giúp giảm bớt tình trạng mất nước khi chúng tôi đổ mồ hôi vì không được dùng điều hòa. Tình trạng chóng mặt, ngất xỉu xảy ra thường xuyên. Căng thẳng khiến tôi không ngủ được dù rất mệt. Thậm chí, tôi phải uống thuốc ngủ". Ảnh: Indiaexpress.

 Áp lực tăng lên, bác sĩ Trupti Gilada, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Mumbai, đã đăng video lên mạng xã hội, chia sẻ về tình hình ở Mumbai đang trở nên tồi tệ như thế nào, các nhân viên căng thẳng khi thiếu nguồn cung y tế cần thiết. Bác sĩ Gilada nói: "Tôi chưa bao giờ cảm thấy bất lực như thế này trong suốt cuộc đời mình. Tôi hy vọng mọi người thực hiện nghiêm biện pháp phòng ngừa an toàn như không ra khỏi nhà nếu không đeo khẩu trang. Bạn không nên nhập viện nếu không có triệu chứng, khi đó, những người thực sự cần nhập viện hơn có thể được điều trị". Ảnh: Businesstoday (cắt từ clip).

Áp lực tăng lên, bác sĩ Trupti Gilada, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Mumbai, đã đăng video lên mạng xã hội, chia sẻ về tình hình ở Mumbai đang trở nên tồi tệ như thế nào, các nhân viên căng thẳng khi thiếu nguồn cung y tế cần thiết. Bác sĩ Gilada nói: "Tôi chưa bao giờ cảm thấy bất lực như thế này trong suốt cuộc đời mình. Tôi hy vọng mọi người thực hiện nghiêm biện pháp phòng ngừa an toàn như không ra khỏi nhà nếu không đeo khẩu trang. Bạn không nên nhập viện nếu không có triệu chứng, khi đó, những người thực sự cần nhập viện hơn có thể được điều trị". Ảnh: Businesstoday (cắt từ clip).

 Sohil Makwana, nhân viên y tế làm việc ở Gujarat, Ấn Độ, đã đăng lên mạng xã hội bức ảnh đẫm mồ hôi của mình sau 15 tiếng liên tục làm việc. Sohil chia sẻ về cảm giác khó chịu khi phải làm việc nhiều giờ trong bộ đồ bảo hộ, nhưng vẫn tự hào vì được phục vụ đất nước: "Các nhân viên y tế thực sự làm việc chăm chỉ". Người này cũng cho hay đôi khi khoảng cách giữa nhân viên y tế và bệnh nhân chỉ 2-30 cm, và khuyên mọi người nên đi tiêm phòng vaccine. Ảnh: DrSohil.

Sohil Makwana, nhân viên y tế làm việc ở Gujarat, Ấn Độ, đã đăng lên mạng xã hội bức ảnh đẫm mồ hôi của mình sau 15 tiếng liên tục làm việc. Sohil chia sẻ về cảm giác khó chịu khi phải làm việc nhiều giờ trong bộ đồ bảo hộ, nhưng vẫn tự hào vì được phục vụ đất nước: "Các nhân viên y tế thực sự làm việc chăm chỉ". Người này cũng cho hay đôi khi khoảng cách giữa nhân viên y tế và bệnh nhân chỉ 2-30 cm, và khuyên mọi người nên đi tiêm phòng vaccine. Ảnh: DrSohil.

 "Làm ơn, hãy đeo khẩu trang. Tôi không biết những người khác như thế nào nhưng tôi kiệt quệ về thể chất và tinh thần khi phải tiếp nhận số lượng lớn ca mắc và tử vong nhiều hơn trong tất cả số năm tôi làm việc. Nếu bạn vẫn không quan tâm, vui lòng đến đơn vị điều trị Covid-19 của chúng tôi, bạn sẽ thấy rõ", bác sĩ Dipshikha Ghosh đã chia sẻ hình ảnh sau giờ làm việc của mình lên trang cá nhân. Chia sẻ của bác sĩ Dipshikha đã lan truyền nhanh chóng, kéo theo là lời "kêu cứu" của nhiều bác sĩ trên khắp đất nước về tình trạng căng thẳng, kiệt sức của họ. Ảnh: Pooja.

"Làm ơn, hãy đeo khẩu trang. Tôi không biết những người khác như thế nào nhưng tôi kiệt quệ về thể chất và tinh thần khi phải tiếp nhận số lượng lớn ca mắc và tử vong nhiều hơn trong tất cả số năm tôi làm việc. Nếu bạn vẫn không quan tâm, vui lòng đến đơn vị điều trị Covid-19 của chúng tôi, bạn sẽ thấy rõ", bác sĩ Dipshikha Ghosh đã chia sẻ hình ảnh sau giờ làm việc của mình lên trang cá nhân. Chia sẻ của bác sĩ Dipshikha đã lan truyền nhanh chóng, kéo theo là lời "kêu cứu" của nhiều bác sĩ trên khắp đất nước về tình trạng căng thẳng, kiệt sức của họ. Ảnh: Pooja.

 Các nhân viên y tế mệt mỏi ngồi sau xe cứu thương. Họ phải tranh thủ thời gian chờ đợi bên ngoài nhà hỏa táng ở New Delhi để nghỉ ngơi trước khi tiếp tục bước vào cuộc chiến. Ảnh: AP.

Các nhân viên y tế mệt mỏi ngồi sau xe cứu thương. Họ phải tranh thủ thời gian chờ đợi bên ngoài nhà hỏa táng ở New Delhi để nghỉ ngơi trước khi tiếp tục bước vào cuộc chiến. Ảnh: AP.

 Các bác sĩ, dù quen thuộc với những ca tử vong, lại kiệt quệ về cả thể chất, tinh thần do làm việc quá nhiều giờ, liên tục phải đeo khẩu trang và bộ đồ bảo hộ kín mít. "Tôi cảm thấy rất bất lực khi chứng kiến một bệnh nhân tưởng đã hồi phục vào buổi sáng, nhưng lại đột ngột tử vong vào buổi chiều", Keerthi Kurnool, bác sĩ Gây mê hồi sức tại phòng ICU, Học viện Y khoa KS Hegde ở Mangalore, chia sẻ. Ảnh: CNN.

Các bác sĩ, dù quen thuộc với những ca tử vong, lại kiệt quệ về cả thể chất, tinh thần do làm việc quá nhiều giờ, liên tục phải đeo khẩu trang và bộ đồ bảo hộ kín mít. "Tôi cảm thấy rất bất lực khi chứng kiến một bệnh nhân tưởng đã hồi phục vào buổi sáng, nhưng lại đột ngột tử vong vào buổi chiều", Keerthi Kurnool, bác sĩ Gây mê hồi sức tại phòng ICU, Học viện Y khoa KS Hegde ở Mangalore, chia sẻ. Ảnh: CNN.

 "Chúng tôi biết sẽ có đợt thứ hai. Điều chúng tôi không ngờ là tỷ lệ nhiễm bệnh quá lớn. Để tránh cho nhiều người tiếp xúc virus, chúng tôi huy động tối thiểu số lượng nhân viên làm việc. Mỗi bác sĩ phải điều trị cho 20-25 bệnh nhân cùng một lúc. Nhưng chính vì vậy, tôi phải mặc bộ đồ PPE và khẩu trang N95 suốt cả ngày. Cảm giác ngột ngạt bên trong nó khiến tôi cực kỳ khó chịu. Mỗi ngày, tôi chứng kiến ít nhất 4 đến 5 ca tử vong", bác sĩ Keerthi nói. Ảnh: Reuters.

"Chúng tôi biết sẽ có đợt thứ hai. Điều chúng tôi không ngờ là tỷ lệ nhiễm bệnh quá lớn. Để tránh cho nhiều người tiếp xúc virus, chúng tôi huy động tối thiểu số lượng nhân viên làm việc. Mỗi bác sĩ phải điều trị cho 20-25 bệnh nhân cùng một lúc. Nhưng chính vì vậy, tôi phải mặc bộ đồ PPE và khẩu trang N95 suốt cả ngày. Cảm giác ngột ngạt bên trong nó khiến tôi cực kỳ khó chịu. Mỗi ngày, tôi chứng kiến ít nhất 4 đến 5 ca tử vong", bác sĩ Keerthi nói. Ảnh: Reuters.

 Nhân viên y tế mặc PPE mệt mỏi, tranh thủ ngồi ngủ ngay phía bên ngoài lò hỏa táng ở thủ đô New Delhi. Theo Worldometer, từ đầu đại dịch đến nay, Ấn Độ ghi nhận hơn 25 triệu ca mắc Covid-19, đứng thứ hai chỉ sau Mỹ. Trong đó, hơn 287.000 bệnh nhân tại quốc gia này đã tử vong. Ảnh: Reuters.

Nhân viên y tế mặc PPE mệt mỏi, tranh thủ ngồi ngủ ngay phía bên ngoài lò hỏa táng ở thủ đô New Delhi. Theo Worldometer, từ đầu đại dịch đến nay, Ấn Độ ghi nhận hơn 25 triệu ca mắc Covid-19, đứng thứ hai chỉ sau Mỹ. Trong đó, hơn 287.000 bệnh nhân tại quốc gia này đã tử vong. Ảnh: Reuters.

Phương Mai (tổng hợp)

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/bac-si-o-an-do-toi-khong-ngu-duoc-du-rat-met-post1210934.html