Bài thuốc chữa viêm loét miệng
Viêm loét miệng rất thường gặp. Theo Đông y, chứng loét miệng thường do 'âm hư' hoặc 'vị nhiệt' gây nên...
Biểu hiện miệng nồng, họng khô, bàn tay nóng, táo bón, nhức đầu, nước tiểu vàng, nấm lưỡi… Thể bệnh mạn tính tái phát nhiều lần.
Khi phát bệnh môi, răng, lưỡi, hàm dưới có những vết loét hình tròn hoặc hình elip đứng đơn độc. Thông thường, chỉ khoảng 10 ngày là khỏi, nhưng do yếu tố thời tiết, khả năng miễn dịch kém, thể chất, tư tưởng mệt mỏi... có thể tái phát.
1. Bài thuốc uống điều trị viêm loét miệng
Bài 1: Kim ngân hoa 10g, cam thảo 3g, pha với nước sôi uống thay trà.
Bài 2: Hạt muồng (thảo quyết minh) 10g, tri mẫu 10g, hãm với nước sôi, uống thay trà.
Bài 3: Rễ tường vi 30 gam, cam thảo 5 gam, sắc nước uống thay trà, ngày 1 thang.
Bài 4: Tâm sen 3g, pha nước sôi uống thay trà.
2. Món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị loét miệng
1. Hạt sen 30g, củ cải 250g, nấu lên, ăn cái uống nước.
2. Đậu xanh 60g, sinh địa 30g, nấu chín, bỏ sinh địa, ăn đậu và uống nước.
3. Điều trị bên trong
3.1. Chua me đất tươi 60g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt; dùng bông chấm nước cốt, bôi vào những chỗ loét trong miệng, ngày bôi nhiều lần.
3.2. Kiên trì dùng nước trà đặc xúc miệng, giúp cho vết loét trong miệng mau lành.
3.3. Kê nội kim thiêu tồn tính (bên ngoài cháy đen nhưng bên trong vẫn giữ nguyên chất thuốc), nghiền thành bột mịn; hàng ngày lấy bột thuốc bôi vào chỗ vết loét 3 lần.
4. Những điều cần lưu ý
- Ăn uống điều độ, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.
- Ăn uống đa dạng, ăn nhiều rau, hoa quả...
- Bình tĩnh điềm đạm, không nên cáu gắt hoặc kích động. Quả lao tâm, lao lực sẽ làm cho lực hỏa kháng thịnh dẫn đến loét khoang miệng.
- Giữ cho đại tiện dễ dàng.
- Xung quanh vết loét không bằng phẳng, diện tích lớn hơn 1 cm, mặt mụn lồi lên như hạt ngô, sờ có cục cứng nên đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị.
Mời bạn xem thêm video:
Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-chua-viem-loet-mieng-169230331011353523.htm