Bài toán khó ở biển Đông

Trong bối cảnh Mỹ đang cho thấy sự quan tâm lớn đến tình hình ở biển Đông - khu vực vẫn đang tranh chấp giữa nhiều quốc gia Châu Á - các nước lớn khác ở Châu Âu như Anh, Đức và Pháp cũng cho thấy quan điểm tương tự khi muốn chứng tỏ, họ không chỉ đơn thuần là các đối tác thương mại bị động.

Trong bối cảnh Mỹ đang cho thấy sự quan tâm lớn đến tình hình ở biển Đông - khu vực vẫn đang tranh chấp giữa nhiều quốc gia Châu Á - các nước lớn khác ở Châu Âu như Anh, Đức và Pháp cũng cho thấy quan điểm tương tự khi muốn chứng tỏ, họ không chỉ đơn thuần là các đối tác thương mại bị động.

Trong động thái mới nhất, quân đội Mỹ cho biết, một tàu khu trục của hải quân Mỹ cuối tuần qua đã di chuyển gần các hòn đảo mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền tại biển Đông, một động thái cho thấy sự phản đối mạnh mẽ của Washington đối với những tuyên bố chủ quyền vô lý của Bắc Kinh ở khu vực này. Và trước thế ảnh hưởng lớn dần của Mỹ, nhiều nước lớn ở Châu Âu đang tìm cách nâng cao vị thế ở Châu Á-Thái Bình Dương, thông qua các chiến dịch tự do hàng hải và lo ngại về căng thẳng ở biển Đông. Điều này cho thấy khát khao của họ trong việc duy trì sự liên quan ở khu vực này.

Vài năm trước, các nước Châu Âu thích duy trì vị thế thấp hơn trong các vấn đề an ninh khu vực ở Đông Á, nhưng trong bối cảnh hiện tại lại thấy có sự gấp rút liên quan... Việc điều các tàu chiến đến biển Đông có khả năng tạo thêm đòn bẩy cho các chính phủ phương Tây khi đối phó với Mỹ và Trung Quốc trong các vấn đề địa chính trị... Châu Âu lâu nay vẫn thường bị kẹt giữa hai cường quốc thế giới là Mỹ và Nga, nhưng chính mối quan hệ Mỹ-Trung lại càng xác định rõ vị thế địa chính trị của Châu Âu. Điều này tạo ra thế tiến thoái lưỡng nan mới cho các chính phủ ở Châu Âu, ngày càng chịu sức ép về việc lựa chọn các bên.

Còn nhớ hồi tháng trước, Anh, Pháp và Đức đã có một tuyên bố chung nhấn mạnh về việc lo ngại tình hình ở biển Đông, trước những tuyên bố chủ quyền vô lý và những hoạt động trái phép của Trung Quốc ở khu vực này. Chẳng có gì ngạc nhiên nếu Liên minh Châu Âu (EU) muốn can thiệp vào các tranh chấp ở biển Đông và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực này. Bởi lẽ tự nhiên của thực tế là ở Châu Á, EU chán bị đối xử không khác gì một đối tác thương mại hoặc không liên quan đến các vấn đề chiến lược lớn ở châu lục này, mặc dù họ rất quan tâm...

EU không phải là Trung Quốc và chắc chắn không phải là nước Mỹ của Tổng thống Donald Trump. Và họ đang tìm cách tăng cường vị thế thông qua việc thể hiện rằng EU là một nhân tố lớn ở các vùng biển tranh chấp này.

THANH VĂN

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/92_212653_bai-toan-kho-o-bien-dong.aspx