Bạn có biết lý do tại sao Tần Thủy Hoàng lại mặc long bào màu đen?

Ở thời xưa, long bào là trang phục chỉ dành riêng cho hoàng đế và thường lấy 'màu vàng' chủ đạo, nhưng có một điều rất kì lạ! Trong khi hầu hết các vị vua đều mặc chiếc long bào màu vàng, duy nhất Tần Thủy Hoàng 'màu đen'?

Ảnh minh họa. https://dulich.petrotimes.vn/

Ảnh minh họa. https://dulich.petrotimes.vn/

Tần Thủy Hoàng (tháng 1 hoặc tháng 12, 259 TCN - 10 tháng 9, 210 TCN) tên thật là Doanh Chính hay còn có tên gọi khác là Triệu Chính, là vị vua thứ 36 của nước Tần ở Trung Quốc từ năm 246 TCN đến 221 TCN trong thời kỳ Chiến Quốc. Năm 13 tuổi, Doanh Chính đăng cơ làm Tần Vương, do trọng phụ Lã Bất Vi nhiếp chính. Sau khi đích thân trị vì, ông đã tiêu diệt 6 nước và tự xưng là Thủy Hoàng Đế, tức vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Ông tại vị 37 năm, trong đó xưng vương 25 năm, xưng đế 12 năm. Năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng qua đời vì bệnh ở tuổi 49.

Tần Thủy Hoàng là con trai trưởng của Tần Trang Tương vương (tên thật là Doanh Dị Nhân hay sau còn có tên khác là Tử Sở) và mẹ là Triệu Cơ, người Hàm Đan nước Triệu. Do mẹ của Tần Trang Tương vương là Hạ Cơ không được thái tử yêu nên Dị Nhân phải làm con tin của Tần ở nước Triệu. Và cũng tại nước Triệu, Dị Nhân nhanh chóng “lọt vào mắt xanh” của Lã Bất Vi - vốn là một thương nhân nước Vệ - trong âm mưu “buôn vua bán chúa”.

Lã Bất Vi có một người tiểu thiếp tên là Triệu Cơ, dung mạo xinh đẹp, lại có tài ca múa, đàn hát. Biết Dị Nhân phải lòng Triệu Cơ, Lã Bất Vi đã dâng Triệu Cơ cho công tử nước Tần này. Không lâu sau, Triệu Cơ mang thai và sinh ra Doanh Chính (tức Tần Thủy Hoàng sau này).

Năm 257 TCN, tức 2 năm sau khi Doanh Chính ra đời, nước Triệu bị nước Tần vây đô thành Hàm Đan và trong lúc cùng quẫn, nước Triệu muốn giết Dị Nhân để trút giận nhưng may mắn thay được Lã Bất Vi lập kế, chạy thoát về nước Tần. Tuy nhiên, Triệu Cơ và Doanh Chính không kịp trốn theo, phải ở lại nước Triệu. Nước Triệu muốn giết cả hai mẹ con nhưng Triệu Cơ là con nhà tai mắt ở Triệu nên hai người đều sống. Họ phải lẩn trốn trong dân gian suốt 7 năm trời đằng đẵng, chịu đủ đắng cay tủi nhục và Doanh Chính liên tục bị mọi người bắt nạt.

Sau khi Doanh Chính trở về Tần quốc và lên ngôi vua, ông đã chinh phạt 6 nước chư hầu thống nhất Trung Hoa, ông đã tự thiết kế trang phục cho riêng mình.

Thay vì một màu áo "rực rỡ" Tần Thủy Hoàng lựa chọn chiếc long bào màu đen. Dựa vào quy luật của "âm dương ngũ hành", ông tin rằng: Nếu nước khắc chế được lửa thì tương ứng với nó sẽ là màu đen.

Đến đời các hoàng đế tiếp theo, áo long bào màu đen được đổi thành màu vàng. Màu vàng tượng trưng cho hoàng đế và thuộc về người có quyền lực tối cao nhất, âm dương ngũ hành cũng không thể ngăn cản được.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng lý do thực sự màu áo được đổi: Vì họ không dám.

Đây cũng có thể là một nhận định đúng, sức mạnh của Tần Thủy Hoàng quá lớn và không một vị vua tự tin mình có đủ bản lĩnh để đứng ngang hàng.

https://dulich.petrotimes.vn/

Thúy An (t/h)

Nguồn PetroTimes: https://dulich.petrotimes.vn/ban-co-biet-ly-do-tai-sao-tan-thuy-hoang-lai-mac-long-bao-mau-den-606894.html