Hố va chạm vừa được tìm thấy ở Hắc Long Giang (Trung Quốc) có thể là dấu vết của cuộc tấn công khủng khiếp từ ngoài hành tinh từng lao xuống Trái đất ở thời điểm rất gần chúng ta, khoảng 49.000 năm trước.
Hầu hết các hố va chạm của vật thể ngoài hành tinh được tìm thấy trên thế giới đều được hình thành trước khi loài người tinh khôn Homo sapiens chúng ta xuất hiện trên hành tinh. Nhưng hố vừa được tìm thấy ở Hắc Long Giang lại khác hình thành sau.
Tiểu hành tinh gây ra vụ va chạm được xác định là có kích thước khoảng 100 mét, đã lao xuống theo phương thẳng đứng và tạo ra một loại hố va chạm đặc biệt.
Các nhà khoa học ước tính, cú va chạm đã giải phóng năng lượng mạnh gấp hàng trăm lần vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima (Nhật Bản). Dù nhỏ hơn nhiều tiểu hành tinh đã xóa sổ loài khủng long, nhưng có tốc độ lao nhanh hơn.
Vụ va chạm đã tạo ra hố ban đầu sâu đến 579 mét, hiện được che giấu giữa một khu vực hoang vắng, dày cây cối. Sức nóng chết người và sóng xung kích từ vụ va chạm tạo ra đủ mạnh để làm tan chảy và biến đá granite thành thủy tinh, tàn phá một khu vực có bán kính hàng chục km quanh hố va chạm.
Vụ va chạm này thực sự là "thảm họa diệt vong" đối vấn dân cư thời kỳ đồ đá trong khu vực, có thể gồm tổ tiên Homo sapiens chúng ta và một vài loài người khác.
Đây là khu vực từng xuất hiện bằng chứng về các cá thể khác loài thuộc chi Người, thuộc các dòng dõi đã tuyệt chủng.
Trên Trái đất hiện có khoảng gần 200 hố thiên thạch được phát hiện. Trong số đó, có những hố lớn đến mức khó tin.
Trong quá trình rơi vào bầu khí quyển của Trái đất từ ngoài không gian, thiên thạch bị ảnh hưởng bởi áp suất nên bị nóng lên và ma sát tạo ra ánh sáng. Đôi khi bị đốt cháy lớp ngoài.
Khi di chuyển với vận tốc nhanh và va vào bề mặt của một số hành tinh hay tiểu hành tinh sẽ tạo ra trên bề mặt của hành tinh đó những mảnh vỡ hay những dấu vết về sự va chạm.
Trên thế giới đã tìm thấy rất nhiều những nơi mà dấu vết về vụ va chạm thiên thạch để lại. Nếu thiên thạch có kích thước lớn, phần nhân khó bốc hơi, nó sẽ rơi trên bề mặt trái đất để lại viên hay khối rắn và khối này được gọi là "vẫn thạch"
Một thiên thạch có đường kính nhỏ hơn 50m sẽ cháy rụi trên đường di chuyển từ không gian vào khí quyển của Trái đất, những phần còn lại của một khối đá nếu có đường kính 1km khi rơi xuống mặt đất vẫn đủ sức xóa sạch một thành phố.
Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Thùy Dung (T.H)