Băng vĩnh cửu trên miệng núi lửa lớn nhất thế giới ở Viễn Đông đang tan chảy
Một đoạn video quay từ trên cao đã tiết lộ tình trạng hiện tại của Batagaika - một vết nứt dài một km ở miền Viễn Đông của Nga, tạo thành miệng núi lửa băng vĩnh cửu lớn nhất thế giới.
Trong đoạn video, hai nhà thám hiểm leo qua địa hình lồi lõm gồm những gò đất nhỏ ở vùng đáy của miệng núi lửa. Khu rừng xung quanh bị chặt phá vào những năm 1960 và lớp băng vĩnh cửu dưới lòng đất bắt đầu tan chảy, khiến khu vực đất xung quanh bị sụt lún.
"Người dân địa phương chúng tôi gọi nó là 'hang động', cư dân địa phương và nhà thám hiểm miệng núi lửa Erel Struchkov nói khi ông đứng trên vành miệng núi lửa. "Đầu tiên nó là một khe núi, phát triển vào những năm 1970. Sau đó, băng tan do nhiệt độ ấm lên, và nó bắt đầu mở rộng".
Các nhà khoa học cho biết nước Nga đang nóng lên nhanh hơn ít nhất 2,5 lần so với phần còn lại của thế giới, làm tan chảy vùng lãnh thổ đóng băng lâu năm bao phủ khoảng 65% diện tích đất nước và giải phóng khí nhà kính được lưu trữ trong đất".
Nikita Tananayev, trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Melnikov Permafrost ở Yakutsk, cho biết trong miệng núi lửa này đang thu hút khách du lịch, thì việc đất sụt lún mở rộng là "dấu hiệu nguy hiểm".
Tananayev nói: “Trong tương lai, khi nhiệt độ ngày càng tăng và với áp lực do con người tạo ra, chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều những hố sụt khổng lồ như vậy hình thành, cho đến khi toàn bộ lớp băng vĩnh cửu biến mất”.
Lớp băng vĩnh cửu tan chảy đã đe dọa các thành phố và thị trấn trên khắp phía Bắc và Đông Bắc nước Nga, chúng làm cong vênh đường xá, chia cắt các ngôi nhà và phá hủy các đường ống ngầm. Các vụ cháy rừng lớn ngày càng dữ dội hơn trong những mùa gần đây, làm trầm trọng thêm vấn đề.
Người dân địa phương ở Sakha đã ghi nhận sự phát triển nhanh chóng của miệng núi lửa.
Các nhà khoa học không chắc chắn về tốc độ chính xác mà miệng núi lửa Batagaika đang mở rộng. Nhưng Tananayev cho biết đất bên dưới khu vực sụt lún chứa một "khối lượng khổng lồ" carbon hữu cơ sẽ giải phóng vào khí quyển khi lớp băng vĩnh cửu tan ra, tiếp tục thúc đẩy sự nóng lên của hành tinh.
"Với nhiệt độ không khí ngày càng tăng, chúng ta có thể thấy miệng núi lửa sẽ mở rộng với tốc độ cao hơn", ông nói. "Điều này sẽ dẫn đến sự nóng lên của khí hậu ngày càng nhiều hơn trong những năm tiếp theo".
Mai Anh (theo Reuters)