Bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Sán Chỉ qua trang phục truyền thống

Với bà con dân tộc Sán Chỉ tại xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, trang phục dân tộc truyền thống không chỉ là nét đặc trưng về tạo hình và phong cách thẩm mỹ, mà còn là minh chứng lịch sử, là câu chuyện văn hóa dân tộc.

Bộ trang phục truyền thống phụ nữ Sán Chỉ gồm: quần, áo trong, áo ngoài, thắt lưng và khăn vấn tóc. Từng chi tiết hoa văn, màu sắc trên trang phục không chỉ phản ánh đời sống gắn bó với thiên nhiên mà còn khắc họa phong tục tập quán lâu đời của cộng đồng. Những đường kim mũi chỉ khéo léo tạo nên những bộ trang phục giản dị nhưng tôn lên được nét duyên dáng của người phụ nữ Sán Chỉ. Thêm vào đó, các phụ kiện như vòng cổ, vòng tay, khăn vấn tóc, và đặc biệt là chiếc thắt lưng được dệt từ len hoặc vải nhuộm nhiều màu sắc, đính kèm những chi tiết bạc hoặc kim loại, tạo điểm nhấn nổi bật cho bộ trang phục truyền thống.

Một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Sán Chỉ gồm: quần, áo trong, áo ngoài, thắt lưng và khăn vấn tóc. Quần trong bộ trang phục của người phụ nữ được may từ vải chàm có chiều dài ngang cổ chân. Áo gồm hai loại: áo trong và áo ngoài, áo trong thường là áo mỏng có màu sáng, áo ngoài được làm từ vải chàm, áo có hai mảnh được khâu chéo sang bên phải, các mép áo được thêu một viền dải màu đỏ, chiều dài áo ngang cùng với quần.

Một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Sán Chỉ gồm: quần, áo trong, áo ngoài, thắt lưng và khăn vấn tóc. Quần trong bộ trang phục của người phụ nữ được may từ vải chàm có chiều dài ngang cổ chân. Áo gồm hai loại: áo trong và áo ngoài, áo trong thường là áo mỏng có màu sáng, áo ngoài được làm từ vải chàm, áo có hai mảnh được khâu chéo sang bên phải, các mép áo được thêu một viền dải màu đỏ, chiều dài áo ngang cùng với quần.

Chị Trang Thị Dính ở xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng cho biết, mặc dù nhìn trang phục khá đơn giản, nhưng việc hoàn thành một bộ trang phục đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. “Nếu làm cái áo thì khoảng 1 ngày, khoảng 2 ngày là được cái áo. Còn nhiều cái lắm, nhiều thứ. Cái khăn này thì chắc phải cả tháng".

Thời gian để làm ra mỗi phần trang phục phụ thuộc vào độ tỉ mỉ và độ khó của từng chi tiết. Chính vì thế, mỗi bộ trang phục không chỉ là một vật dụng hàng ngày mà còn là một tác phẩm nghệ thuật, thể hiện sự khéo léo và chăm chỉ của người phụ nữ Sán Chỉ. Trong những dịp lễ tết, cưới hỏi, trang phục của người Sán Chỉ còn được kết hợp thêm khăn vấn, các loại vòng trang sức bằng bạc và chiếc thắt lưng đặc biệt, tạo nên vẻ đẹp hoàn chỉnh, trang trọng. Tuy nhiên, những năm gần đây trang phục truyền thống dần ít được sử dụng trong đời sống hàng ngày và "tiêu chuẩn" các cô gái Sán Chỉ phải học cách làm trang phục trước khi lấy chồng cũng dần trở nên ít đi.

Các phụ kiện như vòng cổ, vòng tay, khăn vấn tóc, và đặc biệt là chiếc thắt lưng được dệt từ len hoặc vải nhuộm nhiều màu sắc, đính kèm những chi tiết bạc hoặc kim loại, tạo điểm nhấn nổi bật cho bộ trang phục truyền thống Sán Chỉ.

Các phụ kiện như vòng cổ, vòng tay, khăn vấn tóc, và đặc biệt là chiếc thắt lưng được dệt từ len hoặc vải nhuộm nhiều màu sắc, đính kèm những chi tiết bạc hoặc kim loại, tạo điểm nhấn nổi bật cho bộ trang phục truyền thống Sán Chỉ.

Chị Đặng Thị Lịch (xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng) chia sẻ: “Em thì lúc đi học em không ở nhà nên không được học làm quần áo. Lúc học xong về nhà thì bố mẹ làm sẵn cho hết rồi. Khi lấy chồng lúc ra cửa là chỉ việc mặc thôi".

Thực trạng dần mai một nét văn hóa đẹp này cho thấy sự thay đổi trong lối sống và giáo dục trong khá nhiều năm không còn chú trọng việc truyền dạy các kỹ năng thủ công từng là bắt buộc với các cô gái trước khi lập gia đình; Các bạn gái trẻ dần ít tham gia vào quá trình may vá thủ công như xưa, phần lớn trang phục truyền thống được phụ thuộc vào những người lớn tuổi hoặc mua sẵn từ chợ thay vì tự làm. Tuy nhiên, với sự nỗ lực tuyên truyền của chính quyền địa phương, đồng bào Sán Chỉ đã bắt đầu sử dụng trang phục truyền thống nhiều hơn trong các dịp lễ hội và hoạt động văn nghệ, di sản văn hóa của dân tộc đã được quan tâm trở lại.

Chị Trang Thị Dính (xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng) hàng ngày vẫn thêu, may các bộ trang phục truyền thống, vừa góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc vừa có thêm thu nhập cho gia đình.

Chị Trang Thị Dính (xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng) hàng ngày vẫn thêu, may các bộ trang phục truyền thống, vừa góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc vừa có thêm thu nhập cho gia đình.

Những bộ trang phục truyền thống xuất hiện trong những dịp Lễ, Tết và các phiên chợ cho thấy người Sán Chỉ ở Bảo Lâm (Cao Bằng) đã có ý thức hơn trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Riêng với chị Trang Thị Dính (xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng), trang phục truyền thống còn giúp chị có thêm thu nhập bằng cách may, thêu quần, áo Sán Chỉ để bán cho bà con và du khách. Đây là cách gìn giữ và lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống cho lớp trẻ.

“Bây giờ hay có văn nghệ này, hay có lễ hội bà con mặc trang phục dân tộc nhiều hơn trước. Họ mặc mà toàn mặc đẹp nữa. Kiểu như vẫn đi làm nhưng mà có lễ hội là họ hay mặc, có văn nghệ các kiểu thì toàn mặc áo dân tộc rồi. Mình cũng tự hào mình là người phụ nữ, và mình cũng tự biết làm những thứ mà mình có để mà mình dùng".

Với sự hỗ trợ từ chính quyền và các tổ chức xã hội, người Sán Chỉ ở xã Yên Thổ đang nỗ lực tổ chức nhiều sự kiện văn hóa để khôi phục và quảng bá trang phục dân tộc, để từ đó khơi dậy niềm tự hào trong cộng đồng. Người dân hiểu rằng trang phục không chỉ đơn thuần là những bộ quần áo, mà còn là di sản văn hóa quý báu, phản ánh tâm tư, tình cảm và phong cách sống của dân tộc. Bằng tinh thần đoàn kết và quyết tâm, người dân Sán Chỉ hy vọng sẽ gìn giữ được bản sắc văn hóa của mình qua các bộ trang phục truyền thống, để chúng tiếp tục sống mãi trong tâm thức của các thế hệ tương lai.

Nông Diệp, Hà Vy/VOV-Đông Bắc

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/bao-ton-gia-tri-van-hoa-dan-toc-san-chi-qua-trang-phuc-truyen-thong-post1133288.vov